Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao
Hội chợ trưng bày 1.000 tác phẩm sinh vật cảnh mở cửa đón khách Con đường cây cảnh xanh mướt đánh bật nạn quảng cáo, rao vặt Chọn cây phong thủy hợp mệnh gia chủ ngày Tết |
Thông tin tại hội thảo "Phát triển hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh" do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tổ chức sáng 23/4, các chuyên gia cho biết, Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia đa dạng sinh học và có truyền thống phát triển hoa, cây cảnh lâu đời bậc nhất trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Toàn cảnh hội thảo "Phát triển hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh". |
Tiếp nối những giá trị của phong trào Tết Trồng cây do Bác Hồ khởi xướng và phát động những năm 60 của thế kỷ trước, ngày 3/9/1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển rau, hoa quả giai đoạn (1999-2010); ngày 8/6/2004, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo về Phát triển Sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái; ngày 4/5/2009, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ đạo về phát triển Sinh vật cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao; Ngày 12/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, trong đó chính thức xác định hoạt động sản xuất và kinh doanh Sinh vật cảnh trở thành 1 trong 7 ngành nghề phát triển nông thôn.
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 35 nghìn ha tập trung chuyên canh hoa và cây cảnh, phân bổ đều ở cả hai miền. Trong vòng 10 năm (2005-2015), diện tích hoa đã tăng hơn 2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần, đạt 6.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trên 60 triệu USD. Mức tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị ha gấp ba lần, hình thành nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm ở Lào Cai, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp…
Các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý chủ trì hội thảo. |
Riêng thành phố Hà Nội có trên 6.000 ha chuyên canh hoa, cây cảnh, 10 làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hoa, cây cảnh. Hà Nội đã xác định một số sản phẩm hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực được khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển gồm 04 loại hoa, cây cảnh là: Hoa lan, hoa hồng, hoa lily, hoa đào.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thẩm định và công nhận 8 sản phẩm hoa lan là sản phẩm OCOP; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu với điểm nhấn là Làng du lịch Sinh vật cảnh xã Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội; xây dựng Tuyến phố văn minh thương mại Sinh vật cảnh Vạn Phúc, Hà Đông; khuyến khích nhiều phong trào Sinh vật cảnh trong xây dựng nông thôn mới như: Đường hoa nông thôn, con đường bích họa; phong trào thêm hoa bớt rác…
"Với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng khoáng, tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất cây trồng trên địa bàn Thủ đô ngày càng gia tăng. Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 0,5 – 1,5 tỷ/ha/năm, nhiều mô hình đạt từ 1,3 tỷ đến 2,2 tỷ đồng/ha/năm", Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nước ta. Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh còn manh mún, tự phát; ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế; hoạt động liên kết còn lỏng lẻo; thị trường hoa, cây cảnh xuất hiện những diễn biến phức tạp...
Từ thực tiễn đó, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, tăng cường liên kết giữa các chủ thể có liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Trong khuôn khổ diễn ra hội thảo “Phát triển hoa cây cảnh – Ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, Ban tổ chức cùng các nhà khoa học, các chuyên gia đã tập trung phân tích làm rõ một số nội dung như: Thú chơi hoa, cây cảnh xưa và nay; hệ thống các cơ sở chính sách có liên quan phát triển ngành hoa, cây cảnh; vai trò của phát triển hoa, cây cảnh trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và tái cấu trúc ngành nông nghiệp hàng hoá theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đánh giá thực trạng phát triển hoa, cây cảnh trong những năm vừa qua….
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50