Lao động Việt gia nhập thị trường AEC:

Đào tạo không thể đốt cháy giai đoạn

Một cuộc khảo sát đối với người lao động (NLĐ) về lợi ích và hạn chế khi Việt Nam chính thức tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) gần đây cho thấy, có đến 84% số người được hỏi cho rằng, bất lợi lớn nhất khi lao động Việt di chuyển vào thị trường lao động khu vực chính là khả năng nói tiếng Anh kém. Trước tình hình đó, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất thay đổi chương trình đào tạo tiếng Anh ở hệ thống các trường này với việc triển khai dạy bằng tiếng Anh trên 80% số chương trình học, bắt đầu từ năm 2016.
tin nhap 20160517090848 Cần thu hẹp bất bình đẳng giới trong ngành nghề đào tạo
tin nhap 20160517090848 Đổi mới cơ chế hoạt động tại các trường đại học

Sẽ mất cơ hội nếu thiếu tự tin

Theo nhận định của các chuyên gia, việc “tự do” di chuyển lao động trong khuôn khổ AEC vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam, sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt với lao động trong nước. Theo ông Mạc Văn Tiến - Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTBXH), khi tham gia AEC, tự do luân chuyển lao động vừa là cơ hội song cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước.

tin nhap 20160517090848
Ngoài yếu tố kỹ thuật, trình độ tiếng Anh cũng rất quan trọng.

Ông Gaku Echizenya - Giám đốc điều hành VietnamWorks (đơn vị thực hiện cuộc khảo sát) cho biết: “Chúng tôi nhận thấy đã có một bộ phận NLĐ Việt Nam thiếu tự tin khi biết Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường lao động AEC từ năm 2016 do khả năng ngoại ngữ kém, thiếu kỹ năng đàm phán công bằng về lương bổng với nhà tuyển dụng. Sự thiếu tự tin này càng thể hiện rõ khi có gần 70% số người trong nhóm này cho rằng NLĐ Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với nhân lực nước ngoài”. Bởi bất lợi lớn nhất mà nhiều người đưa ra là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường lao động Việt Nam khi họ là những người thông thạo tiếng Anh. Thực tế này cũng được chứng minh khi chỉ có khoảng 41% số hồ sơ đăng ký tuyển dụng trực tuyến được viết bằng tiếng Anh.

Trong quá trình hội nhập, nhu cầu tuyển lao động trình độ ngày càng tăng. Thế nhưng, mặc dù tiếng Anh được coi là kỹ năng thành thạo đương nhiên của NLĐ ở một số nước, nhưng đây vẫn là một trong những rào cản chính khi tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam.  “Bên cạnh việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, NLĐ còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác. Nếu NLĐ Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên ‘sân nhà’, bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, NLĐ phải học hỏi ngoại ngữ tốt, cập nhật kỹ năng mới” - ông Tiến nhấn mạnh

Đào tạo bằng tiếng Anh, các trường vẫn lúng túng

Trước thực tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng ngoại ngữ cho nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, mới đây, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất thay đổi chương trình đào tạo tiếng Anh ở các trường ĐH, CĐ. Dự kiến trong năm 2016, có khoảng 6 trường đại học triển khai dạy bằng tiếng Anh trên 80% chương trình. Song, đây vẫn là bài toán khó đối với nhiều cơ sở giáo dục.

Theo ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, dù thuộc nhóm đại học đứng đầu quốc gia, nhưng Trường Đại học Bách khoa cũng chưa thể triển khai ngay được việc giảng dạy bằng tiếng Anh vì muốn giảng dạy bằng tiếng Anh, giáo viên không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà còn giỏi từ vựng chuyên ngành cũng như phải phát âm chuẩn. Do đó, khó khăn đầu tiên chính là đội ngũ giảng viên có thể nói dạy được bằng tiếng Anh. Hiện mới có 100/ 300 giảng viên (có học vị từ tiến sĩ) của trường có thể nói lưu loát tiếng Anh vì được đào tạo tại Anh, Mỹ, Australia. Số tiến sĩ còn lại, do học ở các nước như Pháp, Đức… nên thông thạo tiếng nước bản địa hơn tiếng Anh. Vì thế, không phải giảng viên nào của trường cũng tự tin giảng bằng tiếng Anh. Hiện tại, ở Trường Đại học Bách khoa mới chỉ có một số chương trình tiên tiến, thu học phí cao là có thể áp dụng hình thức dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên đầu vào không chỉ giỏi các môn tự nhiên mà còn phải đảm bảo ngưỡng chuẩn tiếng Anh nhất định. Sau đó, trường vẫn tổ chức cho các em học nâng cao tiếng Anh ở năm thứ nhất để tới năm thứ 2, sinh viên mới có thể sẵn sàng nghe giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Còn theo lãnh đạo Trường Đại học FPT, để có thể triển khai thành công giảng dạy bằng tiếng Anh trong trường đại học, việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giỏi tiếng Anh rất quan trọng. Trong khi đó, đối với đa số các trường thì đây vẫn đang là vấn đề nan giải bởi chi phí, lương bổng cho đội ngũ nhân sự này không hề ít. Có thể, các trường đại học trong cùng nhóm ngành nên có sự trao đổi giảng viên, hoặc mời thêm cán bộ ở các cơ quan, viện hợp tác quốc tế, tới trường giảng dạy. Giải pháp này sẽ khả thi và nhanh hơn đợi từng trường tự chuẩn bị lực lượng giảng viên đủ trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh.

Song theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, không thể đốt cháy giai đoạn cũng như để kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nói tiếng Anh được bài bản từ gốc, Bộ GDĐT nên có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh từ bậc phổ thông để không mất thời gian đào tạo bổ sung lại ngoại ngữ trong trường đại học.

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(LĐTĐ) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Lối sống giản dị, thanh cao của Bác là một nét đẹp văn hóa cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người, là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo.

Tin khác

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) 31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chính thức trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 để áp dụng từ ngày 1/7 tới, trùng với thời điểm cải cách tiền lương…
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Dự kiến, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương sẽ trao tặng 10.000 phần quà cho đoàn viên (ĐV), công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội (số liệu tính đến 30/4/2024, lấy ngày 5/5/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian nợ từ 6-24 tháng.
Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất... Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động