Đánh thức tiềm năng sông Hồng

(LĐTĐ) Hầu hết các đô thị lớn, nhỏ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có một dòng sông chảy qua hoặc nằm cạnh một dòng sông. Tùy thuộc vào yếu tố dòng chảy, địa chất, địa mạo… con người tiến hành sinh sống, xây dựng hệ sinh thái đô thị hai bên bờ sông thế nào để vừa an toàn, vừa đáp ứng nhu cầu trị thủy.
Cơ hội vươn lên tầm cao mới Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng Hà Nội chính thức quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện
Đánh thức tiềm năng sông Hồng
Dư địa chí về đất đai ven sông để phát triển kinh tế còn rất lớn.

Sông Hồng bắt đầu từ Lào Cai chảy qua các địa phương Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. Với chiều dài gần 1.150 km, sông Hồng không có chỉ có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực vận tải đường sông mà còn có vai trò đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp...

So với các dòng sông lớn khác ở nước ta như sông Đuống, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cửu Long, sông Hồng được cho là con sông “dữ” nhất. Chính vì thế, công tác trị thủy luôn được tổ tiên cũng như các cấp chính quyền sở tại đặt lên hàng đầu.

Và thực tế, trải qua hàng nghìn năm với những biến thiên của lịch sử, dẫu trải qua biết bao trận lũ lụt, kinh thành Thăng Long, Hà Nội và những địa phương nơi dòng sông đi qua vẫn bình yên, trường tồn như ngày hôm nay.

Những ngày mùa Thu bình yên, thậm chí trong cả những ngày dông bão, đi qua sông Hồng các đoạn chảy qua địa phận Hà Nội, Hưng Yên… chúng ta thấy bát ngàn màu xanh cây lá bởi thổ nhưỡng bãi bồi ven sông để lại. Nhằm khai thác tối đa lợi thế hai bên bờ sông Hồng, vừa qua UBND thành phố Hà Nội đã công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người. Tương tự, một số địa phương như Hưng Yên cũng đang tiến hành quy hoạch để khai thác tối đa lợi thế đất ven sông cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số địa phương, trong quá trình lập quy hoạch, nói đúng hơn chưa thể triển khai vì bởi quy định liên quan đến vấn đề thoát lũ. Nếu chiếu theo quy định hiện tại, hầu hết đất ven sông đều phục vụ công tác thoát lũ, trong khi thực tế suốt những năm qua, thậm chí những năm được cho là cao điểm, nước sông lên cao, đỉnh lũ chạm mốc lịch sử những năm cao nhất… hệ thống bãi ven sông và các xóm làng ven sông vẫn bình yên.

Vì thế, để trị thủy một cách khoa học, đáp ứng tối đa các yếu tố liên quan đến an toàn phòng, chống bão, lũ, đồng thời vẫn góp phần khai thác quỹ đất ven sông để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, lãnh đạo một địa phương nơi có sông Hồng chảy qua cho rằng, điều cần và đủ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường tham mưu Chính phủ ban hành quy định mới liên quan đến thoát lũ ở hệ thống sông Hồng.

Quy định rõ ràng, chi tiết quỹ đất nào, vị trí nào thuộc diện để thoát thoát lũ, qũy đất nào, vị trí nào được phép quy hoạch để phát triển kinh tế. Có như thế, địa phương mới có căn cứ tiến hành quy hoạch để khai thác tối đa lợi thế cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Được biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành soạn thảo để tham mưu Chính phủ về quy định liên quan đến thoát lũ. Hy vọng, quy định thoát lũ mới sẽ sớm được ban hành, tạo tiền đề để các địa phương “đánh thức” tiềm năng sông Hồng!

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động