Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới
186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao
Theo báo cáo kết quả Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, đến nay, Hà Nội có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 48 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đưa tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao lên 186 xã và 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU. |
Trong tháng 6/2024, Thành phố đã thẩm định thêm 2 xã đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn NTM nâng cao và 8 xã đủ điều kiện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2024 là 19.410,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố là 7.045,8 tỷ đồng, chiếm 36,3%; ngân sách huyện 11.613,4 tỷ đồng, chiếm 59,8%; ngân sách xã 360,6 tỷ đồng, chiếm 1,9%; vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 390,9 tỷ đồng, chiếm 2%.
Từ năm 2021 đến nay, có 10 quận thuộc Thành phố đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí là 867 tỷ đồng.
Trong đó, riêng 6 tháng qua, quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ huyện Phú Xuyên 30,7 tỷ đồng; quận Hai Bà Trưng hỗ trợ huyện Phú Xuyên 5,5 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 100.335/165.000 lao động, đạt 60,8% kế hoạch năm; ước 6 tháng đầu năm, tạo việc làm mới cho 120.000 lao động, đạt 73% kế hoạch năm, tương đương cùng kỳ năm 2023.
Đến tháng 6/2024, thành phố còn 676 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,03% (7/18 huyện, thị xã không có hộ nghèo: thị xã Sơn Tây, huyện: Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì).
Tuy nhiên, đối với các huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, tiêu chí trường học còn gặp nhiều khó khăn, do hầu hết các huyện đang trong quá trình triển khai hoặc chuẩn bị đầu tư nâng cấp, cải tạo trường để công nhận lại hoặc nâng chuẩn quốc gia, trong khi yêu cầu đối với huyện NTM nâng cao là toàn bộ các trường THPT trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức độ I; trong đó, có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Bên cạnh đó, việc triển khai đấu nối hệ thống cấp nước sạch tập trung còn chậm. Trong 6 tháng năm 2024, mới có thêm 11 xã so với năm 2023; còn 113 xã chưa được cấp nước sạch tập trung.
Việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, đặc biệt là chế biến sâu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Số lượng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn.
Việc phát triển nghề và làng nghề phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến việc đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tại nhiều làng nghề còn hạn chế, nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Du lịch làng nghề phát triển chậm, việc đầu tư cho làng nghề chưa đồng bộ, những điểm du lịch, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn còn hạn chế.
Phấn đấu cuối năm 2024 huyện Thanh Oai được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. |
Trong kế hoạch những tháng cuối năm, Hà Nội phấn đấu tháng 7/2024, có 4 huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023; phấn đấu cuối năm 2024 có thêm 3 huyện: Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Thành phố có thêm ít nhất 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 35 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU, đại diện các quận, huyện đã trao đổi một số ý kiến nhằm đưa Thành phố sớm cán đích xây dựng NTM. Đại diện các sở, ngành Thành phố cũng trao đổi, làm rõ những vấn đề các địa phương nêu.
Phấn đấu để người nông dân có thu nhập 75 triệu đồng/người/năm
Phát kết luận Hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU, đã biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao kết quả triển khai Chương trình số 04-CTr/TU mà Thành phố đã đạt được trong 6 tháng qua.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, để Thành phố về đích hoàn thành xây dựng NTM, cần có 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (có ít nhất 4 huyện đạt NTM nâng cao). Ngoài ra còn có 7 chỉ tiêu khác cần phải thực hiện. Trong đó, có việc phải phấn đấu đưa thu nhập của người nông dân đạt 75 triệu đồng/người/năm, đây là mục tiêu rất cao (năm 2023 mới 66 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng/năm là rất cao).
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các huyện chưa hoàn thiện hồ sơ liên quan quan đến xây dựng NTM phải khẩn trương hoàn thành theo đúng quy định của Trung ương và Thành phố.
Phấn đấu năm 2024, Thành phố sẽ hoàn thành 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, qua đó giúp Thành phố cán đích hoàn thành NTM, cũng là hoàn thành một chỉ tiêu quan trọng đã nêu tại Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.
Hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU. |
Đánh giá cao hoạt động sản xuất và chăn nuôi những tháng đầu năm, song đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng lưu ý, với số lượng tổng đàn lợn của Thành phố hiện rất lớn, nếu không làm tốt công tác phòng dịch và cảnh báo sớm cho các hộ chăn nuôi, khi dịch xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn nguồn đến nguồn cung phục vụ nhân dân dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ các hợp tác xã phát triển xứng tầm với tiềm năng; các địa phương quan tâm xử lý vấn đề môi trường, tổ chức điểm trưng bày sản phẩm OCOP tại trung tâm văn hóa các quận, huyện nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của địa phương.
Nhấn mạnh hai mục tiêu quan trọng là cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn và xóa hộ nghèo trên địa bàn Thành phố, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các cấp, ngành Thành phố quan tâm, hỗ trợ, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng xong 690 nhà cho các hộ nghèo nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô từ nguồn ngân sách Thành phố. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.
Liên quan đến việc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, đến nay, toàn thành phố đã có 3.054 sản phẩm OCOP, dẫn đầu cả nước. Kết quả này có được nhờ sự tham gia tích cực của các quận, huyện trên địa bàn thành phố với nhiều sản phẩm đặc sắc đến từ các làng nghề, phố nghề trên toàn thành phố. Những sản phẩm này khi được quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của bạn bè quốc tế.
Trong những tháng cuối năm, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung giải ngân vốn đầu tư công nhằm phục vụ chương trình xây dựng NTM. Cùng với đó, cần nghiên cứu 83 nội dung mới được nêu tại Luật Thủ đô (sửa đổi) để khi bộ luật chính thức được thông qua sẽ không bỡ ngỡ.
Đánh giá cao sự hỗ trợ của các quận: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm... đã tích cực hỗ trợ các huyện trong quá trình xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tin tưởng, mong muốn, các quận sẽ tiếp tục đồng hành với các huyện, qua đó giúp các địa phương hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM theo đúng lộ trình của Thành phố.
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng
Chỉ đạo - Điều hành 13/12/2024 15:31