Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân

(LĐTĐ) Đó là nội dung đáng chú ý được các đại biểu thảo luận tại phiên thảo luận Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sáng 7/1 tại nghị trường.
Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách

Làm rõ kết quả nghiên cứu vắc xin trong nước

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) bày tỏ thống nhất với Chính phủ về sự cần thiết phải có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. “Tôi đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, khẩn trương nhìn rất kỹ lưỡng của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có thể trình nội dung này tại kỳ họp bất thường”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, để giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trong thời gian tới, việc quan trọng nhất là phải sống chung an toàn với dịch Coid-19, chính sách tài khoá, tiền tệ tập trung vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng y tế, chuẩn bị mua sắm các loại thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế để phòng và điều trị Covid-19.

“Tôi đề nghị cần phải làm rõ kết quả nghiên cứu vắc xin của nước ta đến thời điểm này như thế nào, khi nào thì đủ điều kiện để phê duyệt sản xuất cung ứng để tiêm chủng cho người dân”, đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân
Đại biểu Nguyễn Văn Huy phát biểu tại điểm cầu đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Bình. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu cũng thống nhất, hỗ trợ doanh nghiệp là trọng tâm, ưu tiên nhưng hỗ trợ như thế nào là vấn đề cần được tính toán cẩn trọng. Do vậy, trong triển khai chương trình, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ cho doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề một cách phù hợp.

“Cần cơ chế để tránh tình trạng doanh nghiệp vay vốn xong lại đem gửi ngân hàng để lấy phần trăm chênh lệch lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi hoặc là để đáo nợ như lo ngại nhiều chuyên gia, các cơ quan báo chí đã nêu”, đại biểu Nguyễn Văn Huy nói.

Đưa ra những cam kết cụ thể

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nhìn nhận, Đề án trình Quốc hội lần này là sự gửi gắm, hi vọng của người dân, doanh nghiệp vào một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này, đại biểu cho rằng, đề án cần cụ thể hóa hơn và cũng có ràng buộc trách nhiệm nhiều hơn.

“Vấn đề cốt lõi, vấn đề hiệu quả thực tế mà đề án cần phải đạt được, đó là cần trả lời câu hỏi với hơn 346.000 tỷ, chúng ta sẽ thu lại được kết quả cụ thể gì. Mặc dù Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết có quy định 3 mục tiêu, nhưng với những mục tiêu khái quát như vậy, tôi nghĩ rằng nếu như không có cam kết về những kết quả đạt được thì khó có thể có thước đo chính xác để đánh giá hiệu quả sau này. Cần đưa ra những cam kết cụ thể, có thể có những sản phẩm hữu hình, có những kết quả vô hình nhưng đều có thể tính toán được”, đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại nghi trường. (Ảnh: VPQH)

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, lần này chúng ta phân bổ hơn 346.000 tỷ đồng cho nhiều mục tiêu khác nhau, có những mục tiêu thì được phân bổ trực tiếp, có những mục tiêu thông qua các công cụ khác như công cụ thuế, công cụ hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng cần có những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, tương ứng với từng gói chính sách.

Đại biểu kiến nghị cần tập trung vào hai lĩnh vực cụ thể, đó là những ngành nghề bị tác động nhiều nhất bởi dịch bệnh và thứ hai là những ngành nghề mà có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất. Trên cơ sở đó cần rà soát, chúng ta không chấp nhận bội chi, không chấp nhận đi vay để đầu tư cho những mục tiêu chưa thực sự cấp bách.

“Có thể nói đề án trình Quốc hội lần này là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng đây cũng là công việc hết sức khó khăn, nó là thử thách, đòi hỏi trí tuệ và sự quyết tâm. Tôi nghĩ rằng chúng ta chấp nhận rủi ro, nhưng cũng cần có những bước đi thật sự vững chắc”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.

Cần bổ sung nội dung về trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Đại biểu Bùi Sỹ Hoàn (đoàn Hải Dương) cho rằng, bên cạnh những sự hỗ trợ trực tiếp, thì người dân nói chung, người nghèo, người yếu thế và các đối tượng chính sách khác cũng rất cần sự trợ giúp, hỗ trợ về mặt pháp lý, mà đơn giản và thiết thực nhất là hiểu và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người yếu thế và đối tượng chính sách vào Dự thảo Nghị quyết để có cơ chế, nguồn lực phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

“Qua thống kê cho thấy số liệu của việc trợ giúp pháp lý miễn phí trong tố tụng thực hiện cho đối tượng để trợ giúp pháp lý tăng lên trong khi dịch bệnh diễn ra. Năm 2021, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã thực hiện được trên 33 nghìn vụ việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Với sự phân tích trên, có thể thấy rằng trong thời gian tới nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế dự kiến sẽ tăng lên”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, việc xây dựng và kết nối dữ liệu về người trợ giúp pháp lý miễn phí với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành có liên quan nhằm giảm bớt thủ tục, giấy tờ, chi phí hành chính và thời gian đi lại, gặp gỡ tiếp xúc, góp phần vào việc thụ lý giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người trợ giúp pháp lý là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chính sách cũng là một yêu cầu hết sức thiết yếu", đại biểu đề nghị.

Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết ban hành nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các những giải pháp, phương án huy động vốn đã trình trước Quốc hội.

Theo đại biểu, cần tập trung hỗ trợ vào một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng, chịu thiệt hại nặng nề với đại dịch như dịch vụ du lịch, lĩnh vực vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách, nhất là ngành hàng không, hay dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống....

Đồng thời, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị với ngành ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại, cần cải cách thủ tục hành chính để làm sao doanh nghiệp và người dân người ta dễ tiếp cận với chính sách này. Kiến nghị kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, tránh tình trạng doanh nghiệp, người dân vay không dùng vào mục đích phục vụ sản xuất, lại đem đi đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản và một số lĩnh vực rủi ro khác.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động