Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách

(LĐTĐ) Sáng 4/1, tại Nhà Quốc hội, Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ nhất để xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách, quan trọng.
Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra từ ngày 4-11/1/2022 Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2022 Xem xét 5 vấn đề cấp bách dự kiến thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội

Tới dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, các đồng chí lão thành cách mạng, các vị khách quốc tế, các vị đại biểu Quốc hội.

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các vị đại biểu Quốc hội dự họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: VPQH).

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của đất nước và công tác chuẩn bị, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các Nghị quyết Kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Kỳ họp bất thường này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đối phó với dịch Covid-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.

Đây là chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp. (Ảnh: VPQH)

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung phân tích, làm rõ: Cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, sự cần thiết, cấp bách của từng chính sách và tổng thể các chính sách, sự phù hợp với các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội; các quan điểm, định hướng lớn cần quán triệt để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, gắn kết chặt chẽ với mục tiêu các kế hoạch 5 năm, hằng năm và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, làm rõ quy mô cụ thể các nguồn lực huy động cả về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; khả năng huy động, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, cụ thể và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, những lĩnh vực và địa bàn trọng tâm sao cho kịp thời, khả thi và hiệu quả; Phạm vi, thời gian thực hiện chính sách; Các giải pháp để tổ chức thực hiện nhanh, dễ kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan trong việc triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện chương trình.

Thứ hai, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4-10 làn xe, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua chủ trương đầu tư giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần và đã được điều chỉnh lại gồm 8 dự án thành phần được đầu tư bằng vốn đầu tư công, chỉ còn 3 dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ dự kiến đầu tư 729 km cao tốc trên các đoạn Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) - Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng. Do khó khăn trong việc huy động vốn ngoài ngân sách, Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước.

“Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, việc sớm triển khai thực hiện dự án càng có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tác dụng lan tỏa, củng cố liên kết vùng”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách
Toàn cảnh phiên khai mạc. (Ảnh: VPQH)

Nội dung thứ ba, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Dự án đã được cả các cơ quan Quốc hội và Chính phủ chuẩn bị công phu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp. Đây là dự án Luật có tính chất đặc biệt, sửa đổi, bổ sung một số điều của nhiều Luật có phạm vi, đối tượng điều chỉnh khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau, các quy định có tính chất tương đối độc lập.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận kỹ lưỡng sự cần thiết và những nội dung sửa đổi, bổ sung. Trong đó, lưu ý bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cơ sở khoa học thực tiễn của từng chính sách sửa đổi, bổ sung; các quy định phải chặt chẽ để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực tế cũng như các điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành.

Nội dung thứ tư là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ nhằm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ.

Ngoài ra, tại Kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ gửi báo cáo bổ sung: Về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, nhất là việc ứng phó với biến chủng mới Omicron; những vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và tại Công ty Việt Á; Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Đề nghị đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo trên, dự lường những vấn đề lớn có thể phát sinh trong thời gian tới, hiến kế cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội những quyết sách, giải pháp cụ thể, để Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết chung của kỳ họp bất thường lần thứ nhất”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 11 tháng của năm 2023, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động, đạt 123,6% kế hoạch giao trong năm. Ước hết năm 2023, Hà Nội sẽ tạo việc làm mới cho 212.000/162.000 lao động, đạt 130% kế hoạch giao trong năm.

Tin khác

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Mai Hương giữ chức Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Mai Hương giữ chức Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống

(LĐTĐ) Chiều ngày 1/12, Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã công bố và trao Quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng Biên tập phụ trách, giữ chức Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống, thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Hưng Yên: Năm 2023 nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch đề ra

Hưng Yên: Năm 2023 nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch đề ra

(LĐTĐ) Năm 2023, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên ước đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,05%; năng suất lao động tăng 8,46%; thu ngân sách nhà nước vượt 44% so với dự toán.
Kỳ cuối: Khi kiến nghị đã và đang cụ thể hóa thành luật

Kỳ cuối: Khi kiến nghị đã và đang cụ thể hóa thành luật

Từ diễn đàn “Diên Hồng”, đúng như niềm tin và kỳ vọng của người lao động, nhiều vấn đề và lĩnh vực mà người lao động quan tâm, đặc biệt là chính sách liên quan đến bảo hiểm, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội... đã được Quốc hội ghi nhận, cụ thể hóa bằng việc thông qua Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội từ quỹ Công đoàn, quy định về xây nhà lưu trú cho công nhân; đồng thời tiến hành xem xét, cho ý kiến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo hướng có lợi nhất cho người lao động.
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

(LĐTĐ) Sáng nay (29/11), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.
Kỳ 2: Sức lan tỏa từ Diễn đàn “Diên Hồng”

Kỳ 2: Sức lan tỏa từ Diễn đàn “Diên Hồng”

Chỉ gói gọn trong vòng nửa ngày, nhưng trong nhiều giây phút Hội trường Diên Hồng như lặng đi trước những phản ánh, kiến nghị và cả tâm tư của đoàn viên, người lao động đến từ mọi miền đất nước; đại diện cho tất cả các lĩnh vực, phân ngành của nền kinh tế. Những phản ánh, kiến nghị thêm một góc nhìn toàn cảnh về đời sống, thu nhập, việc làm của người lao động để cơ quan lập pháp tối cao có thêm góc nhìn và kịp thời tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách cho người lao động.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly (Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do đồng chí Duangta Soulivong, Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng làm trưởng đoàn tới chào xã giao.
Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,93%).
Tạo bước đột phá cho TP. Hồ Chí Minh “cất cánh”

Tạo bước đột phá cho TP. Hồ Chí Minh “cất cánh”

(LĐTĐ) Nghị quyết 98/2023/QH15 ra đời góp phần tháo gỡ nhiều vấn đề ách tắc về pháp lý, do đó, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần phải tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh, bền vững.
Kỳ 1: Từ cuộc “tiếp xúc cử tri đặc biệt”

Kỳ 1: Từ cuộc “tiếp xúc cử tri đặc biệt”

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thời đổi mới, tại phòng họp Diên Hồng tòa Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, nơi đưa ra những quyết định quan trọng của đất nước đã diễn ra Hội nghị diễn đàn Người lao động lần thứ nhất năm 2023.
Tuyên bố Chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác Chiến lược Toàn diện

Tuyên bố Chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác Chiến lược Toàn diện

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Chúng tôi thống nhất cùng ra Tuyên bố Chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động