Thị trường lao động phổ thông khát lao động:

Cung khó đáp ứng cầu vì thiếu cả chất lẫn lượng

(LĐTĐ) Trong khi nhiều cử nhân vẫn phải loay hoay tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình, thì thị trường lao động phổ thông vẫn chưa bao giờ hết nóng. Thậm chí, để tuyển dụng một lao động phổ thông ưng ý, nhiều chủ doanh nghiệp sẵn sang chấp nhận đưa ra mức thu nhập cao hơn so với thị trường mà vẫn không tuyển dụng đủ với nhu cầu. Thực tế này cho thấy, nếu tiếp tục không có hướng đi chiến lược của các đơn vị quản lý và các nhà hoạch định chính sách thì sự mất cân đối về việc làm sẽ rất cao.
cung kho dap ung cau vi thieu ca chat lan luong Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tránh gây sốc thị trường lao động
cung kho dap ung cau vi thieu ca chat lan luong Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2019
cung kho dap ung cau vi thieu ca chat lan luong Thị trường lao động: Xuất hiện làn sóng dịch chuyển nhân sự lớn

Lao động thủ công lên giá

Ráo riết chạy đôn, chạy đáo để cửa hàng của mình kịp ngày khai trương, thế nhưng điều anh Nguyễn Quý Đức (Tây Hồ, Hà Nội) quan tâm là tuyển dụng các nhân viên phổ thông bình thường là phục vụ bàn và rửa chén bát. Vận dụng hết mối quan hệ của mình, từ tìm kiếm trên mạng đến người quen giới thiệu, đến ngày khai trương cửa hàng rộng hơn 300m2 trên phố Võng Thị của anh cũng chỉ “kịp” tuyển dụng vài lao động, không đủ 50% so với nhu cầu.

cung kho dap ung cau vi thieu ca chat lan luong
Với cuộc cách mạng 4.0 điều quan trọng lao động cần có kỹ năng nghề (ảnh mang tính minh họa)

"Thực tế hiện nay tuyển dụng lao động có chất lượng không phải là vấn đề lớn vì đã có từng mức lương cụ thể, ví dụ đầu bếp chính lương vào khoảng 15 -20 triệu đồng, các phụ bếp sẽ có dao động từ 5 -10 triệu đồng tùy theo thâm niên, lương quản lý cũng như vậy. Nếu muốn tuyển dụng thì cứ chiểu theo mức đó là có thể dễ dàng tìm được ứng viên.

Tuy nhiên, đối với những lao động phổ thông còn lại như dọn dẹp, rửa bát, bảo vệ… thì lại không có một mức độ nào cả. Tôi đã gửi thông tin tới các nơi đăng tuyển lao động phổ thông nhưng chưa có phản hồi, thậm chí dán tờ rơi treo biển tuyển dụng trước cửa nhà hàng để cầu may nhưng vẫn không hiệu quả” - anh Đức cho biết.

Nhóm người lao động phổ thông hiện nay đang chiếm số lượng lớn trong tổng số lao động trên thị trường.

Tỷ lệ người lao động thất nghiệp là lao động phổ thông (không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên môn) chiếm 63,7% số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Còn anh Vũ Thanh Tùng, quản lý một xưởng sản xuất ghế nhựa tại huyện Hoài Đức đang cần 10 lao động khuân vác, phụ lắp ráp nhưng mới có 3 hồ sơ gửi tới. Cung ít cầu nhiều nên những lao động này được nhận ngay. Tuy nhiên, chỉ được vài tháng, đã có hai lao động xin nghỉ, người còn lại thì cũng rục rịch chuẩn bị chuyển việc vì họ thấy mức lương 4 - 5 triệu đồng một tháng là không thỏa mãn đủ nhu cầu.

“Vẫn biết việc nhân sự biến động liên tục sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng rất khó để công ty có thể đáp ứng mức lương cao hơn nữa cho các lao động phổ thông” - anh Tùng nói.

Kết quả khảo sát thuộc dự án “Phát triển thị trường lao động và việc làm” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành cho thấy, nhóm lao động phổ thông chiếm số lượng tương đối cao trong tổng số các nhóm lao động trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, lao động phổ thông từ nông thôn và từ ngoại thành di cư ra thành thị thường khó tiếp cận với các chính sách về an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách việc làm.

Độ tuổi của nhóm lao động này giao động từ 18 – 35 với tỷ lệ nữ giới là 60%, nam giới là 40%. Khi di cư ra các thành phố lớn, nhóm lao động phổ thông có mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao hơn. Nhưng do chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật, công việc của lao động di cư chủ yếu là những công việc chân tay, không ổn định, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm...

Mặt khác, những lao động đã qua đào tạo thường tìm được công việc ngay tại chỗ nên các doanh nghiệp từ xa về khó tuyển dụng được lao động như mong muốn, trong khi lao động phổ thông thì không đáp ứng được yêu cầu. Điều này tạo nên một nghịch lý rằng dù doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm người thì nhiều lao động phổ thông vẫn cứ tiếp tục thất nghiệp.

Xu hướng thay đổi

Từ Tuyên Quang về Hà Nội tìm việc, anh Nguyễn Thành Quân không đến các khu công nghiệp hay xí nghiệp để tìm cơ hội việc làm. Qua một số thông tin từ trước đó, Quân đến thẳng một trung tâm tuyển dụng tài xế của một công ty cung cấp ứng dụng đặt xe. Tại đây, Quân được cấp tài khoản và chạy xe ngay sau đó. Quân chia sẻ: “Công việc này giúp mình linh động về mặt thời gian, như vậy mình có thể kiếm thêm nhiều cơ hội khác trong tương lai”.

Thực tế hiện nay cho thấy, nếu vài năm trước, một lao động phổ thông từ các tỉnh lên Hà Nội hay các thành phố lớn tìm việc thì đích đến của họ sẽ là các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các doanh nghiệp sản xuất. Thì hiện nay, họ có thêm rất nhiều lựa chọn, con số 175.000 lao động phổ thông tham gia vào một ứng dụng công nghệ không khiến nhiều người phải giật mình, con số này thậm chí lớn hơn rất nhiều số công nhân chính thức tại hiện đang làm việc tại nhiều khu công nghiệp lớn của Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới thị trường lao động. Dự báo những ngành, nghề đang sử dụng quá nhiều lao động phổ thông, số lượng lớn người lao động sẽ có nguy cơ bị cắt giảm để thay thế bởi máy móc. Nếu không có hướng đi chiến lược thì sự mất cân đối về việc làm sẽ rất cao. Việc đi trước đón đầu, thiết lập nền tảng thông tin cho nhóm lao động phổ thông và các doanh nghiệp của các trung tâm tư vấn hướng nghiệp việc làm là cần thiết giúp “cung” và “cầu” được gắn kết lại với nhau.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, đa phần người lao động phổ thông không đặt nặng vấn đề công việc ổn định. Tâm lý ràng buộc lâu dài, bị bó hẹp trong một khoảng không gian hay thời gian nhất định khiến nhiều người lựa chọn những công việc có tính linh hoạt, chủ động cao.

Tuy nhiên, ông Thành cũng khẳng định bên cạnh những đơn vị khó tuyển lao động thì cũng có những đơn vị không bao giờ lo thiếu. Như vậy, để thu hút người lao động, doanh nghiệp phải cần có chế độ lương, thưởng phúc lợi tốt và chủ động hơn nữa trong việc kết nối với các nguồn cung cấp lao động để có được nguồn lao động dồi dào.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tổng thể tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới tương ứng với vị trí việc làm được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tháng Công nhân (diễn ra từ ngày 1 - 31/5) là một trong những đợt cao điểm tổ chức Công đoàn triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thúc đẩy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động hiện đại, lớn mạnh.
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

(LĐTĐ) Sau nhiều lần trì hoãn, vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

(LĐTĐ) Theo báo cáo, kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) đạt từ 83,11% đến 99,36%.
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

(LĐTĐ) Tiền đạo Vinicius Junior đã lập cú đúp trong trận “đại chiến” vòng bán kết Cúp C1, giữa Real Madrid và Bayern Munich. Trong khi đó, Leroy Sane và Harry Kane cũng lập công cho đội chủ nhà.

Tin khác

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Xem thêm
Phiên bản di động