Công tác thu - chi đầu năm học: Không lạm dụng “phương thuốc” xã hội hóa

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc liên quan đến lạm thu, chi, vận động các khoản tài trợ đầu năm tại một số địa phương đã bị thực hiện sai quy định gây bức xúc trong dư luận. Theo đó, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh công tác thu - chi nhưng nỗi lo của phụ huynh về các khoản thu dịp đầu năm học vẫn chưa giảm.
khong lam dung phuong thuoc xa hoi hoa Ranh giới xã hội hóa cho đầu tư và lạm thu rất mỏng manh
khong lam dung phuong thuoc xa hoi hoa Có hướng xử lý cụ thể đối với các dự án xã hội hóa giáo dục

Vẫn phải huy động xã hội hóa

khong lam dung phuong thuoc xa hoi hoa
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT)

Khi ngân sách nhà nước hạn chế thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư, nâng cao đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tại một số nơi đã chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp. Đây là lý do để xảy ra tình trạng lợi dụng hội cha mẹ phụ huynh học sinh, áp đặt cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa hay mới đây nhất là Trường Tiểu học Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, lĩnh vực GDĐT được ưu tiên đầu tư nguồn lực đáng kể từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20% (tương đương 5% GDP). Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Campuchia 9,3%; Thái Lan 19,3%; EU 11,3%). Điều này cho thấy sự quan tâm dành cho giáo dục của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông Trần Tú Khánh (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ GD&ĐT), trong số 20% này, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi; 20% còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...

Trong khi đó, mức học phí trường công lập hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các trường tư thục. Theo đó, đối với bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT, học sinh của các cơ sở giáo dục trên địa bàn các phường, thị trấn có mức học phí 155.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã (trừ các xã miền núi) có mức học phí 75.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã miền núi có mức học phí 19.000 đồng/tháng/học sinh.

“Đây là học phí đã điều chỉnh tăng mới đây của TP Hà Nội. Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí thì sẽ không đảm bảo đủ chi đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và yêu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ giáo dục, điều kiện học tập ngày càng cao của xã hội” - ông Trần Tú Khánh chia sẻ.

khong lam dung phuong thuoc xa hoi hoa
Tài trợ cho giáo dục cần minh bạch

Đồng thời, ông Trần Tú Khánh cũng cho biết thêm, dù chưa có thống kê đầy đủ, toàn diện về hiệu quả của nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập, song thực tế cho thấy, sự đóng góp của nhiều phụ huynh cho nhà trường là điều không thể phủ nhận.

Trong bối cảnh nhu cầu dịch vụ GDĐT của xã hội ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học...nên rất cần chung tay góp sức của cả xã hội trong đó có các doanh nghiệp, cựu học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư...tham gia đóng góp tài trợ cho cơ sở giáo dục nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học và tạo tiền đề để cơ sở giáo dục đào tạo phát triển

Không thu tiền xã hội hóa theo kiểu cào bằng, áp đặt

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, sự chung tay góp sức của toàn xã hội cho ý nghĩa rất lớn đối với cơ sở giáo dục nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Để đưa hoạt động đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập vào nề nếp, tạo hành lang pháp lý quản lý, khuyến khích hoạt động đầu tư, năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/6/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Sau 5 năm thực hiện, Thông tư đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Còn quy định chung chung mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, dẫn đến khó triển khai; phía các cơ sở giáo dục chưa có kế hoạch vận động tài trợ, xây dựng quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài trợ một cách công khai minh bạch; việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục chưa có cơ chế kiểm soát của các bên liên quan, chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục trong việc vận động, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn tài trợ, dẫn đến một số đơn vị còn tình trạng lạm dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh dưới dạng áp đặt, cào bằng, không công khai minh bạch gây nên bức xúc trong dư luận xã hội.

“Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2018/TT-BGDĐT để khắc phục những bất cập trên để hoạt động tài trợ đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ” – Ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh.

Theo đó, Thông tư 16 lần này đã quy định cụ thể nguyên tắc, nội dung, hình thức, làm rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động tài trợ; tránh lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh học sinh dưới dạng cào bằng, ép buộc, sử dụng không đúng mục đích, chi sai tiền tài trợ, gây lãng phí, không hiệu quả, làm sai lệch ý nghĩa tích cực của hoạt động tài trợ.

Đồng thời quy định rõ nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, trong đó phải đảm bảo công khai minh bạch, tài trợ phải tự nguyện, không được quy định mức thu tối thiểu, không áp đặt và cào bằng mức thu tài trợ. Các cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục...

Đánh giá tác động của Thông tư đối với việc huy động tài trợ không đúng quy định và tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, theo Trần Tú Khánh, việc quy định rõ ràng nội dung, quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, tạo ra kênh huy động tài trợ công khai minh bạch sẽ ngăn chặn tình trạng nhà trường, tổ chức cá nhân lợi dụng hình thức đầu tư xã hội hóa để vận động những nguồn tài chính tài sản không phù hợp, không chính đáng.

Đây cũng là căn cứ để xử phạt nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm. Yêu cầu phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ, kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch phải cụ thể đến từng khâu của quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ. Như vậy, việc huy động, tiếp nhận đầu tư sẽ phải được tổ chức một cách có kế hoạch và đều được công khai minh bạch, có sự giám sát của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, thông tư cũng yêu cầu phải quản lý các khoản tài trợ tập trung tại cơ sở đào tạo để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm. Các tổ chức, cá nhân khác như Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội học sinh, sinh viên… không được quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.

“Với các quy định cụ thể trên sẽ chấm dứt tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh tự đặt ra các khoản thu áp đặt, cào bằng gây bức xúc dư luận như trong thời gian vừa qua” – ông Trần Tú Khánh cho biết

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

(LĐTĐ) Ngày hội thể thao liên khu, giải tennis, giải bơi, giải golf, khóa học cưỡi ngựa, trại hè thanh thiếu niên, tour du lịch dành người cao tuổi, ngày hội gia đình, chương trình đi bộ Đi bộ Xanh - Vì tương lai Xanh “10.000 bước chân mỗi ngày”… là những hoạt động dành riêng cho cư dân Vinhomes trên toàn quốc do hai câu lạc bộ (CLB) Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp tổ chức từ nay đến tháng 12/2024 và nằm trong chiến lược nâng tầm chuẩn sống cư dân Vinhomes.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cơ sở Đoàn khối địa bàn dân cư thuộc Thành đoàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên tại Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Hơn 600 đoàn viên tham gia Hội thao CNVCLĐ huyện Sóc Sơn

Hơn 600 đoàn viên tham gia Hội thao CNVCLĐ huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Sáng 5/5, hơn 600 đoàn viên công đoàn đến từ 38 đơn vị đã hào hứng tham gia Hội thao công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn tổ chức.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động