Công khai cơ sở giáo dục, đơn vị bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Dạy trẻ kỹ năng sống mà bậc phụ huynh cần chú ý Tăng cường xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học |
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Theo Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; trong thời gian qua, việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được thực hiện ở các Sở GD&ĐT đã đạt kết quả tích cực, huy động được các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Thời gian qua, việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được thực hiện ở các Sở GD&ĐT đã đạt kết quả tích cực. (Ảnh minh họa) |
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức các hoạt động này, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và ban hành quy định về nội dung chi, định mức chi đối với dịch vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan trong quản lý các hoạt động này đúng quy định.
Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, từ việc cấp phép hoạt động cho đến việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá thường kỳ, đột xuất hằng năm đối với cơ sở giáo dục, đơn vị có hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT quản lý chặt chẽ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa về địa điểm tổ chức, chất lượng giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên; bảo đảm tổ chức giảng dạy theo đúng giáo trình, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi có thay đổi về giáo trình, tài liệu phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở GD&ĐT.
Cùng đó, các đơn vị cần tăng cường giảng dạy bổ trợ, nâng cao cho học sinh những kỹ năng đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chú trọng giảng dạy lý thuyết gắn với thực hành, rèn luyện kỹ năng sống; có giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở trong trường học.
Các Sở GD&ĐT thực hiện thanh tra, kiểm tra của Sở hoặc liên ngành theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Khi thanh tra, kiểm tra, cần lưu ý về sự phù hợp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người học ở địa phương trong nội dung giáo dục; không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; lấy người học làm trung tâm, vì sự tiến bộ của người học; người học tham gia trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc; bố trí thời gian học không xen giữa các tiết học trong chương trình chính khóa.
Khi có vi phạm, phải tạm dừng tổ chức hoạt động hoặc liên kết hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa đối với cơ sở giáo dục, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để chấn chỉnh hoặc đề nghị đơn vị có thẩm quyền xử lý. Công khai các cơ sở giáo dục, đơn vị được phép và bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên Cổng thông tin điện tử của Sở và trên các phương tiện thông tin khác theo quy định.
Bộ GD&ĐT lưu ý các Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá hiệu quả của mỗi chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, đơn vị đăng ký tổ chức hoạt động trên địa bàn. Trong đó khẳng định, minh chứng được kết quả, tác động tích cực; có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa hiệu quả; có giải pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01