Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học

(LĐTĐ) Với việc định hướng giáo dục STEM ngày càng trở nên phổ biến, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã và đang triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tác động tích cực, lan tỏa, tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.
Khẳng định lợi ích tích cực của giáo dục STEM Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo trên Đường đua kỳ thú Từ năm học 2023 - 2024, Hà Nội triển khai đại trà giáo dục STEM ở cấp Tiểu học

Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với học sinh lớp 4. Nhằm giúp các giáo viên hiểu rõ hơn về cách dạy lồng ghép kỹ năng sống và STEM cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng ngay từ những tuần học đầu tiên của năm học.

Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh

Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. Môn Công nghệ ở trường phổ thông có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông - một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học
Cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) đã khéo léo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh”.

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Theo Bộ GD&ĐT định nghĩa, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Thực hiện định hướng trên, cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) đã khéo léo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh” (Tiết 1, bài 4, Bộ sách Cánh Diều).

Tại tiết học này, học sinh được tìm hiểu về các loại chậu, được tranh luận về ưu, nhược điểm của ba loại chậu thông qua hình thức sân khấu hoá; từ đó các em sẽ thấy tuỳ vào từng đặc điểm của chậu để có thể lựa chọn phù hợp với các loại hoa, cây cảnh và vị trí đặt chậu. Phần cuối tiết học, các học sinh được làm chậu trồng hoa, cây cảnh thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Đây là hoạt động được lồng ghép STEM. Các nhóm sẽ lựa chọn vật liệu và dụng cụ phù hợp để tạo ra các chậu trồng hoa, cây cảnh và trang trí cho chúng. Sau đó, các nhóm trưng bày, giới thiệu thông điệp của sản phẩm. Các em dùng những sản phẩm vừa tạo ra để thiết kế những “dự án xanh” cho không gian lớp học hay ngôi nhà của mình.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa (giáo viên Trường Tiểu học Việt Nam - Cu Ba nhận xét: “Nội dung STEM được lồng ghép trong tiết học rất hợp lý, vừa sức và hấp dẫn. Các em được lựa chọn vật liệu, dụng cụ, tự mình trang trí và trưng bày sản phẩm. Trong quá trình thao tác, các thành viên trong nhóm đã biết phân chia nhiệm vụ và thao tác rất nhịp nhàng”.

Học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên

Môn Khoa học cùng với Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 là những môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày, mục tiêu của môn Khoa học trong các trường Tiểu học còn nhằm giúp các em hình thành và phát triển các kỹ năng như: Ứng xử, quan sát và làm thí nghiệm, nêu thắc mắc, phân tích và so sánh... Bên cạnh đó, còn hình thành, phát triển những thái độ, thói quen tốt như tự giác, ham hiểu biết, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh...

Đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với các bạn và cô giáo, đồng thời có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình. Hoạt động khởi động diễn ra trong không khí sôi nổi khi học sinh được tham gia trò chơi đố vui “Tôi là ai?” gắn với nội dung đã học về đặc điểm, tính chất, sự chuyển động của không khí.

Trong hoạt động khám phá, hình thành kiến thức mới, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến đã vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột làm thí nghiệm để xem không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy. Ở hoạt động này, học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm trong nhóm, mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình, chủ động ghi lại những suy nghĩ, phán đoán, các giải thích, đề xuất… từ đó góp phần giúp học sinh rèn luyện khả năng hợp tác, kỹ năng diễn đạt, ngôn ngữ nói, viết, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm khoa học của mình.

Đặc biệt, ở phần vận dụng kiến thức về sự cháy trong thực tế cuộc sống, cập nhật vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến đã khéo léo tích hợp dạy lồng ghép kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy, học sinh được đề xuất nhiều phương án giải quyết linh hoạt về cách dập lửa.

Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học
Cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Ngoài ra, ở phần tìm hiểu vai trò của không khí đối với sự sống, học sinh được thảo luận nhóm và trình bày hoạt động hô hấp và quang hợp với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, sáng tạo như: Mô hình rạp chiếu bóng mi ni, vẽ sơ đồ tư duy, kể chuyện… Qua hoạt động sưu tầm tranh ảnh, vốn sống thực tế, học sinh đã nêu nhiều ứng dụng và giải thích việc vận dụng vai trò của không khí trong đời sống, sản xuất rất gần gũi như: Sục khí trong bể cá để làm gì?, vì sao dùng quạt thông gió cho nhà kính để trồng cây?, vì sao phải sử dụng bình có chứa khí ô xi khi lặn?, cách tránh ngạt khói và thoát khỏi đám cháy. Trò chơi “Chinh phục Sao Mộc” cuối tiết học đã giúp học sinh xâu chuỗi kiến thức một cách tự nhiên, phát huy năng lực ra quyết định và phản ứng nhanh của học sinh.

Với cách truyền tải, dẫn dắt nhẹ nhàng của cô giáo Trịnh Thị Hải Yến, tiết học diễn ra vui vẻ, học sinh học tập sôi nổi, chủ động, tích cực, phát huy được năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

Cảm xúc tích cực thông qua tiết chuyên đề bổ ích, lý thú, đầy sáng tạo

Sau khi dự tiết chuyên đề, các cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia phần trao đổi, đánh giá cao hiệu quả của tiết dạy. Cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) cho biết: “Đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cần có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với bạn và cô, có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình”.

Còn cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) chia sẻ: “Môn Khoa học là một môn học mới với học sinh lớp 4, nội dung được tách ra từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 nên đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm hiểu nhiều hơn, chuẩn bị trước bài kỹ hơn. Các giáo viên cũng cần có nhiều ý tưởng để thiết kế các hình thức tổ chức tiết học khác nhau để phát huy năng lực của học sinh nhiều nhất”.

Thông qua 2 tiết chuyên đề, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học đã hiểu rõ và đưa ra các giải pháp về việc tổ chức hoạt động dạy học, việc tích hợp các nội dung giảng dạy, sự chủ động của giáo viên trong việc chọn lựa hoạt động, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng việc rèn luyện năng lực, phẩm chất gắn với những tình huống của cuộc sống.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Xem thêm
Phiên bản di động