Cống hiến để tuổi trẻ ngành y không trôi qua vô ích

(LĐTĐ) “Với tôi, tuổi trẻ, nhất là tuổi trẻ ngành y là sống cống hiến. Cống hiến vì chính bản thân mình và cống hiến vì cộng đồng, bởi lẽ mọi cống hiến đều là trải nghiệm của bản thân mình sau này. Khi tham gia Nam tiến chống dịch, tôi lên đường trong tâm thế rất tự hào, bởi mình làm được việc thực sự có ích cho xã hội, dù biết trước “chiến trường” miền Nam sẽ khốc liệt và rất vất vả. Nhưng trên tất cả tôi biết nơi ấy, người dân, người bệnh đang rất cần mình…”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách chia sẻ.
Tuổi trẻ huyện Thanh Trì với khát vọng lên đường bảo vệ Tổ quốc Xây dựng hình ảnh thanh niên Hà Nội mang phẩm chất có tầm thời đại Quận Hoàn Kiếm tặng quà hộ cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân trên mọi "mặt trận"

Gương mặt cùng nụ cười thân thiện và chất giọng ấm áp của chàng trai Hà Nội là những ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được khi gặp bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. 5 năm làm việc tại Viện Tim Mạch, bác sĩ Bách luôn được đồng nghiệp yêu quý, lãnh đạo tin tưởng bởi anh luôn cố gắng và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách thăm, khám cho bệnh nhân.

Tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bác sĩ Bách đã tham gia vào các hoạt động tình nguyện nhằm hỗ trợ các bệnh nhân mắc Covid-19 trên mọi “mặt trận”. Ngay khi Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiệm vụ thành lập Trung tâm hồi sức tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Bách đã xung phong vào Nam chống dịch trực tiếp với vai trò là bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nặng thuộc tầng 5 (trong tháp điều trị 5 tầng của Thành phố). Bên cạnh công việc chống dịch trực tiếp, anh cũng là một trong những thành viên sáng lập và vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam khởi xướng, nhằm hỗ trợ, đồng hành giúp đỡ F0 từ xa với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ.

Chia sẻ về tính cấp thiết của Mạng lưới khi đó, bác sĩ Bách cho biết: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường nhất là tại “tâm dịch” thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Trước tình hình đó, Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Quốc gia đã quyết liệt tìm ra phương án nhằm giảm tải gánh nặng cho y tế địa phương.

“Người dân, khi nhiễm Covid-19 dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ… vì quá nhiều ca tử vong. Họ cố gắng để có thể liên lạc được với y tế cũng như làm sao để vào bệnh viện điều trị càng nhanh càng tốt. Bởi vậy gây nên tình trạng quá tải trong bệnh viện, khiến cho những bệnh nhân nặng không còn giường để điều trị kịp thời”, bác sĩ Bách lý giải.

Bởi vậy, mục tiêu của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành là tiếp cận sớm với người bệnh Covid-19, sàng lọc, tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cả thể chất và tinh thần. Đồng thời, phối hợp với y tế địa phương để hỗ trợ nhập viện cấp cứu với các bệnh nhân nặng. Từ đó, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành ra đời, trở thành “cánh tay nối dài” cho y tế địa phương. Ngay từ khi đi vào hoạt động, Mạng lưới đã mang lại những hiệu quả thiết thực, hỗ trợ chia sẻ giúp đỡ được nhiều bệnh nhân từ xa, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, hạn chế đi lại.

Tại Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế được cung cấp công cụ và nhận thông tin bệnh nhân từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các địa phương thông qua hệ thống công nghệ. Từ đó, họ gọi điện trực tiếp, phân loại, hướng dẫn và trấn an bệnh nhân, hạn chế các trường hợp tử vong do không được tiếp cận y tế kịp thời. “Trong quá trình hướng dẫn cho bệnh nhân, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế sẽ phân loại nặng, nhẹ cho bệnh nhân… Với những trường hợp bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ cũng sẽ điều phối, liên hệ y tế địa phương giúp bệnh nhân sớm được chuyển tới bệnh viện điều trị”- bác sĩ Bách cho biết.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Bách là một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện dã chiến 16 trong năm 2021.

Trước sứ mệnh cấp thiết đó, Mạng lưới chỉ mất 10 ngày xây dựng và đưa hệ thống đi vào hoạt động. Trong giai đoạn một (1/8/2021 – 10/10/2021), Thầy thuốc Đồng hành đã thực hiện hơn 1 triệu cuộc gọi thành công, 3 triệu phút gọi và hỗ trợ 373,096 bệnh nhân Covid-19, chiếm 42% số bệnh nhân cả nước... Riêng Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương do bác sĩ Bách trực tiếp vận hành đã hỗ trợ khoảng 90.000 bệnh nhân và gọi 200.000 cuộc thành công với 450.000 phút đàm thoại.

“Phát hiện ra mình đói lúc nào thì ăn lúc đó”

Thời điểm đó, khi trực tiếp điều trị các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện dã chiến 16 và vận hành Thầy thuốc Đồng hành hỗ trợ các F0 từ xa, khối lượng và áp lực công việc hàng ngày của bác sĩ Bách tương đối lớn. Theo lời vị bác sĩ trẻ, khi anh tham gia vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương hay Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chính là hỗ trợ các bác sĩ quản lý với chuyên môn về tim mạch hoặc chuyên môn hồi sức Covid-19; hướng dẫn cho mọi người làm sao để tư vấn cho người bệnh từ xa. Đồng thời, bác sĩ Bách kiêm cả đồng hành hỗ trợ bệnh khi họ gọi tới.

Trong quá trình tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành có nhiều ca bệnh, dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không được như ý muốn. Có ca bệnh khiến bác sĩ Bách vẫn trăn trở mãi. Đó là trường hợp gia đình chỉ có hai mẹ con nhưng đều là F0. Khi cả hai mẹ con cùng sốt và người mẹ trở nặng không có người giúp đỡ, thì chính bác sĩ phải huy động thêm người đến hỗ trợ. Và khi người mẹ chuyển bệnh nguy kịch, y tế địa phương không giải quyết được, bác sĩ Bách đã cố gắng hỗ trợ đưa người bệnh vào Bệnh viện dã chiến 16 để điều trị.

“Thời điểm đó, tôi cũng cảm thấy quyết định đó liều, bởi giường trong Bệnh viện dã chiến 16 đã kín hết. Bản thân tôi cũng không dám chắc hôm đó có ca nào ra viện, để nhường giường cho bệnh nhân này không. Nhưng may mắn, đến phút cuối vẫn sắp xếp được giường và đưa bệnh nhân vào viện. Tôi đã trực tiếp đặt ống nội khí quản, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cuộc chiến khốc liệt, mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân trở nặng nhanh và không qua khỏi. Điều đó khiến tôi và các đồng nghiệp rất tiếc nuối”, bác sĩ Bách nghẹn giọng nhớ lại.

Điều khiến bác sĩ Bách trăn trở không chỉ là không cứu được bệnh nhân dù đã cố gắng hết sức, mà sau đó sẽ thêm một đứa trẻ trở thành mồ côi. Bởi vậy, sau khi bệnh nhân mất, nhiều lần liên lạc lại với gia đình bệnh nhân, chỉ khi biết được thông tin em bé đã được họ hàng cưu mang bác sĩ Bách mới cảm thấy an tâm hơn.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ trẻ Đỗ Doãn Bách (áo trắng) luôn nhiệt huyết với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

Bệnh nhân đông, sức người có hạn, bởi vậy những ngày tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh là quãng thời gian bác sĩ Bách không bao giờ quên. "Có những lúc stress, mệt mỏi nhưng tôi phải tự tạo động lực cho bản thân và cố gắng sắp xếp công việc sao cho khoa học, hợp lý nhất để vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa hỗ trợ được Mạng lưới mà vẫn đảm bảo sức khỏe để làm việc” - bác sĩ Bách bộc bạch.

Trong Bệnh viện dã chiến 16, bác sĩ Bách làm việc luân phiên theo ca, mỗi ca 8 tiếng. Thời gian còn lại bác sĩ sẽ tranh thủ tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành. “Nhiều cuộc chia sẻ, tư vấn cho bệnh nhân qua mạng xuyên thời gian, xuyên trưa, xuyên tối, nên khi tôi nhớ ra đi ăn thì đã quá bữa. Bởi vậy, thường với các bác sĩ và đơn cử như tôi khi làm việc phát hiện ra đói lúc nào thì ăn lúc đó”- bác sĩ Bách vui vẻ chia sẻ.

Mặc dù vất vả, áp lực nhưng những lúc trong guồng công việc như vậy bác sĩ Bách lại cảm thấy bản thân sống có ích hơn cho người bệnh, cho cộng đồng. Và chính suy nghĩ tích cực đó đã trở thành động lực giúp vị bác sĩ trẻ phấn đấu và cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc...

Gác lại những vất vả của bản thân, bác sĩ Bách cùng các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đều cảm thấy mọi khó khăn, hi sinh của mình như được bù đắp vì đã hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều bệnh nhân Covid-19.

“Đặc biệt, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành hiện đã được chuyển giao cho Bộ Y tế và bắt đầu bàn giao cho Sở Y tế của các địa phương tiếp quản. Hiện đang có thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội đang bàn giao lại Sở Y tế để sau này phát triển thành mạng lưới Thầy thuốc gia đình. Mong rằng đây sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải trong các bệnh viện công sau này”, bác sĩ Bách chia sẻ thêm.

Mong rằng với sự đồng hành của bác sĩ Bách nói riêng cũng như các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành nói chung, sự chia sẻ từ cộng đồng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để cuộc sống bình yên của người dân sớm quay trở lại.

Với những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi của bản thân vì người bệnh, vì cộng đồng trong suốt thời gian qua, bác sĩ Đỗ Doãn Bách đã vinh dự được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đề cử là một trong 20 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2021.

Bác sĩ cũng được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh; Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16…

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động