Công đoàn tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện
Đổi mới là yêu cầu cấp bách
Tiến sĩ Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố cho biết, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hiện đang quản lý chỉ đạo 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tổng số 8.899 Công đoàn cơ sở, 608.630 đoàn viên.
Trong đó, Công đoàn doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước là 5.480 Công đoàn cơ sở; với 413.728 đoàn viên (chiếm 61,5% số CĐCS và 67,9% tổng số đoàn viên Công đoàn toàn Thành phố).
Toàn cảnh Hội thảo . (Ảnh chụp khi chưa xảy ra dịch Covid-19) |
Thời gian qua, Liên đoàn Lao động Thành phố đã bám sát nhiệm vụ chính trị; từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn và chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, lấy quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm mục tiêu tập hợp, thu hút và hoàn thiện phương thức hoạt động.
Các Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn cũng đã phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ của mình; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, theo hướng thiết thực; từ đó đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Nguyễn Phi Thường, bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình quan hệ lao động và hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chậm đổi mới, chưa theo kịp với đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn và kỳ vọng của số đông người lao động.
Vì vậy, mấu chốt là phải xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh là vấn đề mà tất cả các cấp Công đoàn đều hết sức quan tâm, coi trọng; công đoàn cơ sở có mạnh, thì tổ chức Công đoàn mới mạnh; từ đó mới có đủ vị thế để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cốt lõi của mình, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EV FTA) và những cam kết quốc tế.
Chủ tịch Nguyễn Phi Thường nhìn nhận: Thời gian tới, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với những tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra cho Công đoàn Việt Nam nói chung và tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức.
Cùng đó, từ năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành với những thay đổi cơ bản chi phối quan hệ lao động và hoạt động Công đoàn, trong đó có điều khoản cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp.
Những tổ chức này sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm chính trị như tổ chức Công đoàn Việt Nam, mà chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong khi tổ chức Công đoàn Việt Nam ngoài chức năng đại diện, bảo vệ còn phải thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tổ chức, tuyển dụng và sử dụng cán bộ; dẫn đến hệ lụy Công đoàn dễ xa rời công nhân.
“Chính vì vậy, tổ chức Công đoàn cần có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức hoạt động, cùng với sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp; đặc biệt là cán bộ Công đoàn cơ sở để tổ chức Công đoàn Thủ đô thực sự là tổ chức đại diện và là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên và người lao động” - Chủ tịch Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Phải tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi
Trao đổi các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Long Biên cho rằng, một trong những hoạt động cốt lõi, tạo nên uy tín, vị thế của tổ chức Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước là đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
“Thương lượng tập thể được coi là chìa khóa giúp giảm thiểu và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng và được ví như một “Bộ luật lao động con” tại mỗi doanh nghiệp. Một bản Thỏa ước lao động tập thể có chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và giải quyết các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Với hoạt động này, uy tín của tổ chức Công đoàn với người lao động tại doanh nghiệp và tại địa phương được nâng cao, quyền lợi của người lao động được đảm bảo”, bà Hằng khẳng định. Để nâng cao hiệu quả tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Long Biên đề xuất: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần kiến nghị Chính phủ bổ sung quy định việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể là hình thức bắt buộc (hiện nay mới bắt buộc việc thương lượng). Với Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, đào tạo chuyên gia thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
Từ thực tế hoạt động tại cơ sở, ông Phan Thanh Hải- Chủ tịch Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn Meiko cho biết, Công đoàn cơ sở được thành lập tại Công ty đã thể hiện được vai trò bảo vệ quyền lợi cho người lao động, vì người lao động. Tuy nhiên trên thực tế, việc Công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ và hoạt động như thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
“Rất nhiều Chủ tịch Công đoàn cơ sở cũng là người lao động ăn lương của doanh nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp khiến tiếng nói của cán bộ Công đoàn cơ sở phần nào bị hạn chế. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần có cơ chế đãi ngộ cũng như bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở, có vậy, cán bộ Công đoàn mới có thể mạnh dạn nói lên tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động”- ông Phan Thanh Hải kiến nghị.
Chia sẻ kinh nghiệm từ một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản với 1250 lao động, ông Nguyễn Đức Nhân - Chủ tịch Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử ASTI cho biết, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, lợi nhuận năm nay bị sụt giảm, việc thương lượng về lương, thưởng có nhiều khó khăn.
Song, sau rất nhiều cuộc làm việc, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã thương lượng thành công, tăng mức thưởng từ 0,5 lên 1,8 lần so với trước, qua đó người lao động thấy rõ vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó, ông Nhân đề xuất, để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, cán bộ Công đoàn cơ sở cần được quan tâm, cần được đào tạo, và hỗ trợ sát sao để họ nâng cao bản lĩnh, có tố chất và dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ông Nhân cũng cho rằng, khi được phép xây dựng các tổ chức bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp thì Công đoàn phải có những hoạt động cụ thể hơn, mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động hơn.
Dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh, tổ chức Công đoàn phải thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ cho người lao động, qua đó thu hút, tập hợp được người lao động đến với tổ chức của mình.
"Nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở là phải giữ cho được số đoàn viên, chuẩn bị tâm thế để thu hút, tập hợp và phát triển thêm đoàn viên công đoàn. Do đó, không để Công đoàn cơ sở ôm đồm quá nhiều việc, phải tập trung vào nhiệm vụ chính, trọng yếu, cốt lõi là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động; tập trung triển khai các chương trình như: thương lượng tập thể, phúc lợi đoàn viên… Mặt khác cũng cần quan tâm đến chế độ, nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ Công đoàn cơ sở... để “giữ chân họ”- Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải nói./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41