Có một Hà Nội đang từng ngày đổi khác
Hà Nội phấn đấu cơ bản phủ kín quy hoạch Đừng để Hà Nội đơn điệu trong những mảnh ghép... bê-tông Quyết liệt hơn trong khâu quy hoạch, quản lý! |
Kết nối và lan tỏa
Nhắc đến giao thông Thủ đô hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay đến mặt tiêu cực là “ùn tắc”. Ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội là câu chuyện không phải đến bây giờ mới được đề cập. Ở đâu đó vẫn có thể chứng kiến cảnh phương tiện ùn ứ lúc tan tầm, tiếng còi xe và khói bụi khiến người đô thị mỏi mệt. Đây là sự hẳn nhiên.
Thế nhưng, nếu mở lòng, nhìn rộng hơn ở câu chuyện này có thể thấy ùn tắc không phải chỉ ở Thủ đô, những nơi khác như Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc) hay gần hơn là Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia)… ùn tắc vẫn là bệnh trầm kha.
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày một phát triển. Ảnh: Giang Nam |
Hơn hết, nếu suy nghĩ ngược lại có thể thấy, đây là chuyện tất yếu khó tránh. Vì sao ư? Bởi trong bối cảnh quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông hạn hẹp, dân số đổ về Thủ đô, lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng cao… là những áp lực nhãn tiền khiến “bài toán” giao thông khó giải.
Đáng mừng là, câu chuyện này đã và đang được thành phố Hà Nội cùng các ngành chức năng tích cực giải quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Minh chứng dễ thấy, những ngày này hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã và sắp hoàn thành, đóng vai trò kết nối quan trọng giữa thủ đô với các địa phương lân cận. Đó là cầu vượt 560 tỷ đồng qua nút giao đường Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Quốc Việt đã chính thức thông xe dịp cuối tháng 8 vừa qua.
Công trình này được dư luận đánh giá là một trong những điển hình, góp phần khắc phục “nút thắt” trên đường Nguyễn Văn Huyên. Ngoài ra, trực tiếp tăng cường lưu thông, giảm ùn tắc, tạo thuận lợi cho kết nối giữa đường vành đai, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm…
Không chỉ vậy, đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long là một trong những công trình trọng điểm đã hoàn thiện trên 90% và dự kiến “cán đích” trong dịp 10/10. Dự án được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ kết nối giao thông từ nội thành đi sân bay Nội Bài, trực tiếp liên kết các khu công nghiệp lớn của Hà Nội, kết nối các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc qua Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đi về phía Nam.
Ngoài ra, những công trình như cầu vượt thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối, đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng… cũng đang được kỳ vọng sẽ giải quyết hiệ quả những “nút thắt” giao thông, đồng thời đóng vai trò kết nối quan trọng giữa thủ đô với các địa phương lân cận.
Hướng đến tương lai
Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Ở đó có thể thấy dáng dấp của những cửa ngõ Thủ đô, đóng vai trò kết nối và là hạt nhân quan trọng thúc đẩy kinh tế hội nhập, phát triển. Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chung tay xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại” được tổ chức mới đây, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, một trong các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến ngành giao thông trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016-2020” đó là tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2020 đạt từ 10-13%.
Hạ tầng giao thông khu vực ngoại thành được chú trọng đầu tư đồng bộ. Ảnh: Giang Nam |
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, ngành giao thông vận tải Thủ đô đã tổ chức khởi công, hoàn thành nhiều dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng phục vụ kết nối giao thông với các tỉnh lân cận, hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khung của khu vực đô thị trung tâm, giải quyết bức xúc dân sinh, giảm ùn tắc giao thông.
Trong đó, nổi bật là việc hoàn thành 5 tuyến đường giao thông liên vùng kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận, 6 dự án công trình giao thông trọng điểm, 12 công trình cầu yếu vượt sông phục vụ an sinh xã hội, lắp đặt mới 35 nút đèn tín hiệu giao thông, nhóm các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng như Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, An Dương - đường Thanh Niên, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái; một số đoạn tuyến của đường vành đai 2,5 và 3,5…
Nhiều bãi đỗ xe có quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao cũng đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng như bãi đỗ xe cao tầng (Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Hoan), bãi đỗ xe ngầm Mễ Trì… Khởi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình thuộc danh mục các công trình trọng điểm, quan trọng, hạ tầng giao thông khung trên địa bàn thành phố như: Tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – ga Hà Nội), đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở)…
Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị đủ các điều kiện để chuẩn bị khởi công cuối năm 2020 và những năm tiếp theo các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 1, vành đai 2,5 và vành đai 3,5; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; cầu qua sông Cầu (kết nối với Bắc Ninh… Kết quả đạt được như trên được thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị đến hết năm 2020 đạt khoảng 10,05% (hết năm 2015 chỉ tiêu này mới chỉ đạt 8,65%) và tăng trưởng trung bình hằng năm đạt tỷ lệ 0,3%...
Rõ ràng, Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, xứng đáng là Thủ đô của đất nước. Đúng với tinh thần ưu tiên thúc đẩy hạ tầng “phải đi trước một bước”, bộ mặt đô thị cũng chuyển biến không ngừng với hàng loạt công trình, dự án lớn, trật tự đô thị được nâng lên. Hà Nội không chỉ rộng rãi, khang trang mà đang từng bước văn minh và hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34