Quyết liệt hơn trong khâu quy hoạch, quản lý!
Hà Nội cần phát triển không gian ngầm | |
Hà Nội tái khởi động quy hoạch hai bên bờ sông Hồng | |
Hà Nội xem xét điều chỉnh quy hoạch tại ô đất công viên, hồ điều hòa phường Vĩnh Tuy |
Hà Nội đang nỗ lực phát triển theo hướng đô thị xanh. Ảnh: Giang Nam |
Những bất cập
Thời gian qua, những đợt nắng nóng cao điểm khiến người dân Thủ đô phần nào cảm nhận sự khắc nghiệt của thời tiết. Đáng nói, quá trình đô thị hóa nhanh, hàng loạt cao tầng mọc lên cộng thêm lượng xe cộ lưu thông quá cao khiến không gian xanh dần mất đi, phố xá trở nên ngột ngạt.
Không khó để thấy, tại trục đường Trần Phú, trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây, nhiều khu nhà từ 17 đến hơn 30 tầng mọc lên như: Tòa nhà Sông Đà, Big C Hồ Gươm Plaza, chung cư SUD, Hattoco... các khu nhà cao tầng ken dầy, chỉ cách nhau vài trăm mét. Dân số tăng chóng mặt tại khu vực này. Hạ tầng quá tải khiến hầm đỗ xe không đáp ứng đủ nên vỉa hè, lòng đường, sân chơi của nhiều tòa chung cư trở thành bãi đậu xe.
Một dẫn chứng khác, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính được đưa vào sử dụng năm 2009 với khoảng 2.400 căn hộ, quy mô dân số trên 10.000 người, từng là “điểm nhấn”, giúp giải tỏa nhu cầu bức bách về nhà ở nội đô. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, hàng loạt chung cư khác cũng đã liên tục mọc lên. Hiện qua quan sát có khoảng gần 30 tòa cao ốc cao từ 10 đến trên 30 tầng được xây dựng quanh khu vực này.
Có một điểm chung ở những dẫn chứng kể trên là mật độ dân số tỷ lệ nghịch với không gian công cộng. Tỷ lệ không gian để trồng cây xanh, bóng mát dù ít nhiều được quan tâm song nếu tính theo bình quân đầu người thì hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại với nhiều người hiện đang sinh sống ở Thủ đô, việc tìm cho con một chỗ chơi lành mạnh, có không khí trong lành như ở công viên là rất khó khăn. Diện tích thành phố ngày càng hẹp bởi mật độ xây dựng lớn, dân số đông song số lượng công viên đáp ứng nhu cầu vui chơi của con trẻ chỉ đếm đầu ngón tay.
Theo tìm hiểu, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, ngay từ quan điểm phát triển, quy hoạch đã khẳng định Hà Nội sẽ là thành phố “xanh” bền vững về môi trường; đô thị sinh thái, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người; xây dựng thành phố cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển mới. Trong đó, không gian xanh của Hà Nội được quy hoạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông hồ ao, không gian mở ven mặt nước và các công viên trong đô thị… Tuy nhiên đến nay, việc hoàn thành mục tiêu đặt ra vẫn còn khó khăn khi diện tích tối thiểu của những không gian xanh vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Điều này đòi hỏi Hà Nội phải có thêm sự quyết liệt trong quy hoạch, quản lý. |
Chia sẻ thông tin quanh câu chuyện này, Phó Giáo sư Tiến sỹ Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, thiết kế đô thị là lĩnh vực chủ yếu tập trung vào chất lượng môi trường không gian đô thị, phục vụ con người. Vì thế, không gian công cộng phải có khả năng tiếp cận dễ dàng, phục vụ cho đời sống của con người. Thế nhưng, khi so sánh về không gian xanh của Hà Nội với các thành phố trên thế giới hoặc tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị thì đều thấp hơn khá nhiều.
Đồng quan điểm, Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải (Chuyên gia dự án thành phố Sống Tốt, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam) cho biết, hiện nay diện tích không gian công cộng ở Hà Nội rất hạn chế. Theo tính toán, trung bình người dân Hà Nội chỉ có 3m2 diện tích không gian công cộng/người, thậm chí người dân sinh sống ở quận Hoàn Kiếm chỉ có 30cm2/người. Trong khi tiêu chuẩn tối thiểu mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra con số này phải là 9m2/người.
Đô thị hóa phải gắn với phát triển bền vững
Thực tế, để hạn chế tình trạng phát triển mất cân đối, trong những năm gần đây, Hà Nội luôn chú trọng đến mảng xanh cho Thủ đô. Cụ thể, từ năm 2014 Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới, 42 công viên, vườn hoa hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù.
Ảnh minh họa:Giang Nam |
Với tinh thần đó, từ năm 2016 bên cạnh những không gian xanh hiện hữu, Hà Nội đã khởi công xây dựng hàng loạt công viên có quy mô lớn như: Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, Công viên, hồ điều hòa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch... Ngoài ra, Hà Nội cũng đẩy mạnh cải tạo các công viên hiện có như Công viên Đống Đa, Công viên Thống Nhất.
Đặt mục tiêu tăng cường cây xanh trong các khu chung cư cũ với chỉ tiêu 1m2/người, chú trọng đến các không gian chung, hướng đến chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Ngoài ra, chương trình trồng mới một triệu cây xanh, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu. Nhiều tuyến đường được phủ xanh không những cải thiện môi trường không khí mà còn mang lại diện mạo mới cho đô thị.
Dẫn như vậy để thấy rằng, ở câu chuyện xanh hóa không gian đô thị Hà Nội đã có những quyết sách, định hướng. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ bởi theo giới chuyên môn, một đô thị được công nhận đạt chuẩn xanh phải đáp ứng được nhiều tiêu chí như: Không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh…
Ngoài ra, đô thị xanh phải kiểm soát được nguồn chất thải, tái sử dụng chất thải, sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường... những điều này Hà Nội vẫn đang trên đường nỗ lực.
Trở lại câu chuyện mất cân bằng không gian đô thị tại Hà Nội, nhu cầu thụ hưởng những tiện ích công cộng hiện đại, đa năng, quảng trường lớn, không gian mở như công viên, vườn hoa, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội, dịch vụ đô thị… luôn là niềm mong mỏi của người dân Thủ đô.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do, trong đó nguồn lợi kinh tế từ đất đai rất lớn nên nhiều khi người ta quên đi những lợi ích phục vụ cộng đồng. Vậy làm thế nào để tăng quỹ không gian xanh cho Hà Nội trong khi không thể có thêm diện tích tại nội đô? Theo bà Phạm Thúy Loan, đối với công viên, mặt nước, cây xanh sẵn có, Hà Nội cần phát huy, nâng cao khả năng phục vụ, lồng ghép các mục tiêu.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần sử dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất không sử dụng, ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần của cộng đồng./.
Tận dụng quỹ đất để phát triển không gian xanh Không gian công cộng phải thực sự được phát huy, tức là phải có khả năng tiếp cận dễ dàng, thực sự phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người rõ ràng chúng ta đang rất thiếu. Trong dự án đề tài liên quan đến không gian xanh cho Hà Nội, một trong những vấn đề tôi quan tâm là làm thế nào để tăng không gian xanh cho Hà Nội, trên nền tảng hệ thống công viên cây xanh đã có. Đó là tận dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất không sử dụng nữa, đặc biệt là nhà máy đã được di dời để ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng. Phó Giáo sư Tiến sỹ Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) Để Hà Nội là thành phố vì con người nhiều nhất Không gian công cộng so với mật độ dân cư hiện nay đang rất thiếu hụt. Sự thiếu hụt này chúng ta đã phân tích được cả nguyên nhân, khó khăn và cả sáng kiến để cải thiện tình hình này. Hà Nội đang đứng ở một giai đoạn phát triển mới. Phát triển về chất chứ không phải theo số lượng. Bởi vậy, không có lý do gì chúng ta không quan tâm nhiều hơn đến phát triển không gian công cộng, để chứng minh rằng chúng ta dù không phải thành phố giàu nhất nhưng là thành phố vì con người nhiều nhất. Thay vì khẩu hiệu, chỉ tiêu, con số… mỗi ngày chúng ta thấy thêm được một sân chơi nhỏ, thêm được cây xanh, thêm được một nơi cho con trẻ đi lại, vui đùa an toàn thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Đây cũng thể hiện sự phát triển phẩm chất của Hà Nội, là phẩm chất về phát triển con người, vì con người và quan tâm đến mọi người. Việc phân bổ không gian xanh, không gian công cộng ở Hà Nội không đồng đều. Đất đai trong đô thị không có nơi đâu rẻ, kể cả những thành phố nghèo nhất. Để chất lượng sống của người dân đô thị được nâng cao thì bản thân cộng đồng dân cư cũng cần có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh mình, tích cực tham gia vào hoạt động xã hội chung. Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư thành phố Hà Nội |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên
Môi trường 29/10/2024 06:53