Chuyện lương “cô nuôi” ở trường mầm non

(LĐTĐ) Công việc vất vả, nặng nhọc, nhưng thu nhập và các chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng. Đây là thực trạng mà nhân viên nuôi dưỡng trong các trường mầm non (cô nuôi) đang phải đối mặt và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm huyết cũng như trách nhiệm của họ với công việc.
Cô giáo người Mường luôn tận tâm với nghề Hà Nội còn thiếu 49 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Công việc vất vả, nặng nhọc

Cũng giống như đa số nhân viên nuôi dưỡng trong các trường mầm non, công việc hàng ngày của cô Nguyễn Châm - nhân viên một trường mầm non trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội thường bắt đầu từ 6h45 phút sáng, với vô vàn công việc bộn bề: Sơ chế thực phẩm, chế biến bữa chính cho trẻ, sấy bát, thìa, hấp khăn; chia bát, thìa từng lớp; chia ăn, nào chở cơm đi điểm trường lẻ; vận chuyển cơm canh lên từng lớp, hỗ trợ trẻ ăn trưa, thu dọn bát, thìa, xoong nồi rồi rửa bát…Kết thúc bữa chính, các cô lại tiếp tục chế biến bữa phụ cho trẻ với các công việc lặp lại như bữa chính, rồi vệ sinh đồ dùng nhà bếp, lau chùi khu vực bếp, thu gom rác. Cứ thế, các cô nuôi hầu như không có lúc nào ngơi tay, cho tới lúc kết thúc công việc là 16h30.

Chuyện lương “cô nuôi” ở trường mầm non
Công việc của các nhân viên cấp dưỡng luôn bận rộn, vất vả và nhiều áp lực.

Cô Nguyễn Châm chia sẻ, công việc bếp núc nghe qua tưởng chừng là việc vặt vãnh, đơn giản nhưng vô cùng vất vả. “Hàng ngày, nhân viên nuôi dưỡng làm việc ở bếp ăn với mức nhiệt rất cao, nhất là vào mùa hè cùng với thời tiết nắng nóng và do hệ thống bếp thổi hơi nóng quanh người làm cho chúng tôi lúc nào cũng đầm đìa mồ hôi. Ngược lại, mùa đông, chúng tôi lại phải trực tiếp tiếp xúc với nước lạnh nên đôi tay thường xuyên lạnh cóng. Ngoài ra, môi trường nhà bếp nhiều tiếng ồn, việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất (nước rửa bát), hay thường xuyên phải khiêng, nhấc vật nặng như nồi canh, nồi thức ăn to… là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cô nuôi, tiềm ần nguy cơ gây ra các bệnh: ù tai, đau lưng… Thực tế, đã có cô nuôi bị mờ hết vân tay do nhiều năm làm việc tiếp xúc với nước rửa bát, có cô mất cả đốt ngón tay vì chiếc máy xay thịt hay bị bỏng. Ấy là chưa kể tới việc hầu hết các trường mầm non đều có điểm trường lẻ, nên hàng ngày chúng tôi đều phải vận chuyển cơm canh cho các con trong điều kiện bụi bặm, thậm chí mưa gió, nắng nôi và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông”- cô Nguyễn Châm cho biết.

Thu nhập và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng

Không chỉ vất vả, nặng nhọc, những nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non còn luôn bị áp lực với việc lo bữa ăn tươm tất, hợp vệ sinh.Tất cả các khâu: Từ kiểm tra đến sơ chế thực phẩm đều phải thực hiện một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Trong quá trình chế biến thức ăn, các nhân viên cấp dưỡng luôn phải nhắc nhau thực hiện đúng quy trình chế biến để món ăn giữ được chất dinh dưỡng, đồng thời đảm bảo vệ sinh. “Nấu ăn cho các bé có những yêu cầu khắt khe hơn so với người lớn. Cá phải lọc xương thật kỹ, thịt phải xay thật nhuyễn, các loại củ quả phải cắt nhỏ hết thì các cháu mới ăn được. Quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm luôn phải ghi nhớ. Mặc dù luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình, nhưng chúng tôi vẫn lo ngay ngáy vì những sơ sểnh có thể xảy ra mà mình không lường trước được. Bởi vậy, cứ phải sau mỗi bữa ăn ngon miệng, an toàn của các bé, chúng tôi mới được thở phào, áp lực tâm lý của nhân viên cấp dưỡng lớn lắm”- cô Châm nói.

Quần quật làm việc hàng chục giờ/ngày với những công việc vất vả và nhiều áp lực như vậy, nhưng đổi lại, cô Châm chỉ nhận được mức tiền lương 4.398.030 đồng/tháng. Theo cô Châm, đó là nhờ cô có thâm niên trong nghề đã 15 năm nên mới được vậy, còn những người mới làm thì lương còn thấp hơn nữa. “Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước lương cơ sở đã tăng. Nhưng đối với nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi thì tổng mức thu nhập vẫn rất thấp. Những người bậc 1 hệ số là 1,65 bằng 2.658.150đồng/1 tháng và với người bậc 7 đã công tác 15 năm có hệ số 2,73 bằng 4.398.030 đồng/1 tháng. Ngoài lương ra, nhân viên nuôi dưỡng không có chế độ phụ cấp gì từ nguồn ngân sách Nhà nước. Chúng tôi chỉ được nhận hỗ trợ từ nhà trường với mức từ 100.000 đồng - 300.000 đồng tùy điều kiện từng trường, với thu nhập ít ỏi đó không thể đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hiện nay. Chúng tôi rất muốn cải thiện thu nhập nhưng thời gian làm việc ở trường kéo dài, lại mệt mỏi, về nhà còn việc nhà, con cái nên cũng rất khó khăn để kiếm việc làm thêm”- cô Nguyễn Châm ngậm ngùi bộc bạch.

Thực tế, mặc dù đời sống và thu nhập còn khó khăn song đa số các cô nuôi vẫn luôn nỗ lực, cố gắng, âm thầm làm việc, cống hiến hết mình, luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn lên hàng đầu, tạo ra những bữa ăn ngon đảm bảo dưỡng chất giúp trẻ khỏe để vui chơi, học tập, phát triển toàn diện. Thế nhưng cũng có không ít cô nuôi đã ngậm ngùi lựa chọn nghỉ việc, dù tâm huyết với trẻ vẫn còn nhiều.

Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng trường mầm non Xanh - An toàn - Hạnh phúc, trong đó, công việc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ luôn song hành. Thiết nghĩ, để động viên, giữ chân các cô nuôi gắn bó, tâm huyết với nghề, thì thu nhập và các chế độ đãi ngộ dành cho họ cần phải được quan tâm hơn nữa, giống như tâm sự của cô Châm và cũng là tâm sự của nhiều nhân viên nuôi dưỡng: “Chúng tôi luôn mong muốn mình sớm nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp tới đời sống của đội ngũ nhân viên chúng tôi, cho chúng tôi được hưởng phụ cấp độc hại; được hưởng phần trăm thâm niên; được hưởng lương theo bằng cấp và được chuyển sang ngạch viên chức, từ nguồn ngân sách Nhà nước, để xứng đáng với những công sức, sự cống hiến của chúng tôi dành cho giáo dục Mầm non nói riêng và nền Giáo dục nước nhà nói chung”.

Phạm Diệp

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

(LĐTĐ) Ngoài các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã được tiến hành thường xuyên, những năm gần đây tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai thêm một hoạt động mới để chăm lo cho đoàn viên, người lao động đó là tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động. Dù mới được triển khai thí điểm, song chương trình đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với đoàn viên, CNVCLĐ.
Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn

(LĐTĐ) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới việc cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên CNVCLĐ thông qua việc cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng.
Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

(LĐTĐ) Việc các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” là một trong những hoạt động thiết thực không chỉ đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm tính mạng cho người lao động mà còn đảm bảo sức khỏe cho họ.
BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; quyền lợi người tham gia, thụ hưởng được đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 662 đơn vị, qua đó ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) với tổng số tiền 139 tỷ đồng.
Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động