Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Cải thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ di cư Tạo cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ di cư |
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách “Xây dựng nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em và đảm bảo an sinh xã hội cho nữ lao động nhập cư và gia đình của họ” giữa chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan với các chủ nhà trọ và nữ lao động nhập cư tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng chỗ ở đảm bảo an toàn và đáp ứng tiêu chí đề ra cho lao động di cư trong nước và gia đình tại Việt Nam” do Hội LHPN Hà Nội và tổ chức Di cư quốc tế (IOM) xây dựng.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, Dự án được triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh và xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Trong năm 2024, Dự án đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, khảo sát, tuyên truyền, thành lập Câu lạc bộ chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em và thí điểm bộ công cụ các tiêu chí đánh giá nhà trọ an toàn, đáp ứng yêu cầu giới.
Hội LHPN Hà Nội quan tâm đến phụ nữ nhập cư sống tại các khu công nghiệp. |
Qua triển khai các hoạt động cho thấy, các cấp chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến việc tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập cư và vấn đề thuê trọ. Tại xã Kim Chung, đã có khu nhà ở công nhân với diện tích 20 ha, đáp ứng khoảng 12.000 chỗ ở. Ngoài ra có khu nhà ở xã hội kết hợp thương mại cho công nhân thuê hoặc mua với tổng cộng có 484 căn hộ. Vấn đề giáo dục, đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy đã được quan tâm…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề khó khăn đối với chủ nhà trọ và người lao động nhập cư cần được quan tâm về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, an sinh xã hội, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…
Các vấn đề này đã được phụ nữ nhập cư chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình. Các chủ nhà trọ cũng nêu lên những đề xuất để góp phần xây dựng nhà trọ, môi trường sống an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em, đảm bảo an sinh xã hội cho nữ lao động nhập cư và gia đình của họ, từ đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Những vấn đề đặt ra được các cấp, ngành quan tâm, đó là việc tiếp cận an sinh xã hội của nữ lao động nhập cư và gia đình của họ tại địa phương. Những vấn đề đặt ra trong việc kinh doanh nhà trọ của các chủ nhà trọ nhằm nâng cao, ổn định tạo môi trường tốt cho nữ công nhân nhập cư và gia đình, con em của họ an tâm sống và làm việc tại khu công nghiệp.
Nữ lao động làm việc ở khu công nghiệp thuộc huyện Đông Anh bày tỏ nguyện vọng về chỗ ở. |
Bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cho biết: Từng có nhiều năm làm công tác phụ nữ, bà rất thấu hiểu khi nào phụ nữ còn bị bạo hành, chưa được quan tâm, trẻ em còn thất học, thì chưa thể nói tới sự phát triển. Vì vậy, từ mỗi gia đình và trong cộng đồng, phụ nữ, trẻ em cần được quan tâm, tạo cơ hội bình đẳng để được phát triển toàn diện, được thụ hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định của pháp luật.
Đối với nữ lao động nhập cư, bà chia sẻ với khó khăn của chị em khi phải mưu sinh xa gia đình và khẳng định, huyện Đông Anh luôn quan tâm chăm lo, lắng nghe và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các nữ lao động nhập cư.
Lao động nhập cư sinh sống trên địa bàn xã Kim Chung luôn được đối xử bình đẳng như người dân địa phương trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, được thụ hưởng các dịch vụ thương mại tại các chợ dân sinh… cũng như được hưởng tất cả các công trình phúc lợi trên địa bàn. Bên cạnh đó việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho công nhân luôn được quan tâm chú trọng.
Trong thời gian qua, các cấp Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đề xuất chính sách, chương trình, đề án, mô hình hỗ trợ phụ nữ di cư như: Hỗ trợ lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ; vận động xã hội xây dựng cộng đồng an toàn; nhân rộng các mô hình cộng đồng an toàn, làng quê an toàn, phương tiện an toàn cho phụ nữ, trẻ em; các loại hình tổ/nhóm/câu lạc bộ thu hút phụ nữ nhập cư tham gia hoạt động Hội…
Với việc ra mắt các câu lạc bộ chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em, đây sẽ là mô hình giúp người lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ có môi trường sống, làm việc an toàn. Đồng thời, đây cũng là một việc làm góp phần để các thành phố lớn như Hà Nội trở nên đáng sống hơn, hòa đồng, thân thiện hơn cho tất cả mọi người, kể cả bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, những người lao động di cư và phụ nữ trẻ tuổi.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng tăng mạnh: Vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng bám đuổi giá sát nhau
Hà Nội: Nữ sinh xúc động nhận lại tài sản thất lạc từ Cảnh sát giao thông
Hà Nội thực hiện đột phá về chuyển đổi số
Cặp “song sát” Xuân Son - Tiến Linh sẽ đá chính ngay từ đầu?
Sáng nay 3/1, đội tuyển Việt Nam lên đường sang Thái Lan đá chung kết lượt về ASEAN Cup 2024
Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hỏa hoạn dịp cuối năm
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động
Tin khác
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Đời sống 27/12/2024 19:40
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00