Chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Nhân dịp này, Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, địa phương được giao chuẩn bị đầu tư và điều phối chung dự án.
Phóng viên: Thưa ông, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là nỗ lực không mệt mỏi và kỳ vọng lớn lao của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM, mà trọng tâm là ngành giao thông vận tải Thành phố. Là người tâm huyết và được giao trọng trách nặng nề để triển khai các phần việc quan trọng của dự án, ông đánh giá thế nào về thời khắc đặc biệt này?
Ông Trần Quang Lâm: Đây là dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư khoảng 75.378 tỷ đồng, là dự án có quy mô lớn nhất khu vực phía Nam từ trước đến nay. TP.HCM rất vinh dự được giao nhiệm vụ làm cơ quan chuẩn bị, lập chủ trương đầu tư và là cơ quan đầu mối điều phối dự án này trong suốt quá trình triển khai, thực hiện sắp tới.
Phóng viên: Xin ông khái quát định hình các công việc sắp tới?
Ông Trần Quang Lâm: Dự án có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm 2 dự án (giải phóng mặt bằng và xây lắp), công tác bàn giao hồ sơ cho các địa phương sẽ được thực hiện trong những ngày tới.
Thành phố sẽ phối hợp với các địa phương (Long An, Đồng Nai, Bình Dương) để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai dự án. Các địa phương sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện nhanh từng nội dung có liên quan đến địa phương mình, đảm bảo tiến độ chung. TP.HCM là cơ quan điều phối chung để đảm bảo thống nhất về tiến độ, các yếu tố kỹ thuật, chất lượng công trình,…
Hiện nay TP.HCM và các địa phương đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai dự án, dự kiến sẽ tổ chức ký kết trong đầu tháng 7/2022 bao gồm các phần việc quan trọng gồm triển khai công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, bàn giao ranh dự án (dự kiến Quý 4/2022) để triển khai các công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cuối năm 2023 bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng, đảm bảo tiến độ khởi công dự án vào cuối năm 2023.
Phóng viên: Đây là dự án trọng điểm Quốc gia, có tính chất liên Vùng, đi qua nhiều địa bàn, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng cũng như áp lực công việc trong thời gian tới?
Ông Trần Quang Lâm: Áp lực vô cùng lớn, riêng dự án thành phần của TP.HCM có tổng mức đầu tư 48.022 tỷ đồng, trong đó từ nay đến năm 2025 giải ngân hơn 38.000 tỷ đồng, gần với tổng số vốn đầu tư 5 năm (giai đoạn 2020-2025) của ngành giao thông Thành phố. Khối lượng công việc và nguồn vốn gần như gấp đôi, trong khoảng thời gian rất ngắn nên áp lực không hề nhỏ.
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm: TP.HCM và các địa phương sẽ nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành dự án đúng theo tiến độ cam kết. |
Phóng viên: Những giải pháp nào để triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thưa ông?
Ông Trần Quang Lâm: Trước khối lượng công việc đồ sộ, rất nhiều áp lực, thời gian qua TP.HCM và các địa phương luôn “trăn trở” để đề xuất các cơ chế đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ dự án, mong muốn dự án hoàn thành đúng tiến độ. Muốn vậy phải có cách làm mới và những người tham gia vào dự án phải quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Chắc chắn, Thành phố sẽ có mô hình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dự án tương ứng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Trong đó, việc thành lập Tổ công tác dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các vấn đề quan trọng, mang tính chất liên tỉnh. Trên cơ sở đó, TP.HCM và các địa phương sẽ thành lập Ban Chỉ đạo dự án thành phần để lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Cùng với đó, sẽ có Ban Chỉ huy dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 TP.HCM là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo để điều hành giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Sở GTVT Thành phố sẽ tham mưu UBND TP.HCM ban hành Nghị quyết hoặc Chỉ thị triển khai thực hiện dự án, trong đó đề xuất các giải pháp gắn trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở ngành, địa phương, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai.
Để tư vấn cho Ban Chỉ đạo dự án nhận diện các vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình triển khai dự án, giúp chủ đầu tư chủ động trong công tác quản lý dự án, Thành phố sẽ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, am hiểu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, vật liệu xây dựng, công nghệ, tổ chức thi công, đấu thầu,… tham gia Hội đồng cố vấn dự án.
Bên cạnh đó, nhằm phục vụ việc điều hành dự án, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, Thành phố sẽ áp dụng công nghệ thông tin (ứng dụng trong thiết kế, lập dự toán, theo dõi tiến độ, khối lượng xây dựng) theo dõi tiến độ xử lý các hồ sơ văn bản của dự án. Nếu đơn vị nào, khâu nào để chậm trễ làm ảnh hưởng tiến độ, ứng dụng sẽ tự động “nhắc việc” và báo cáo Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc. Nếu tiếp tục bị chậm trễ sẽ bị xử lý. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu cấp bách của dự án này.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM đã được Quốc hội cho áp dụng các cơ chế đặc biệt, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn Trung ương theo cơ cấu, tiến độ xây dựng, cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các Bộ ngành. TP.HCM và các địa phương sẽ nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành công trình đúng theo tiến độ cam kết.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. |
Đường Vành đai 3 dài khoảng 76,34 km, đi qua địa bàn TP.HCM (47,51 km, đi qua thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh), tỉnh Đồng Nai (11,26 km, đi qua huyện Nhơn Trạch), tỉnh Bình Dương (10,76 km, đi qua thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An), tỉnh Long An (6,81 km, đi qua huyện Bến Lức). Dự án là tuyến đường cao tốc loại A, quy mô 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, đường song hành có quy mô ít nhất 2 làn xe. Dự kiến sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, trong quý III/2022 - quý II/2024 sẽ giải phóng mặt bằng để đến quý IV/2023 khởi công xây lắp và hoàn thành toàn dự án vào năm 2026. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21