Thành phố Hồ Chí Minh: Xung lực phát triển từ đường vành đai 3

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có tính chất liên vùng, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn đồng thời tạo đột phá cho việc phát triển kinh tế, xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội nghiên cứu giãn tiến độ 1 năm Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khoá XV sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Giải quyết nhiều điểm nghẽn

Theo đại diện UBND TP.HCM, địa phương được giao chuẩn bị đầu tư và điều phối chung dự án: Với tính chất vừa là đường cao tốc vành đai liên vùng, vừa là đường cao tốc độ thị, đường Vành đai 3 TP.HCM có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đi qua (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) mà còn là tiền đề, điều kiện cần để kêu gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của các khu vực có tuyến đi qua.

Nâng cao khả năng kết nối giữa các đô thị vệ tinh dọc theo hai bên đường, giảm ách tắc giao thông ở TP.HCM, đồng thời tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng quỹ đất, tăng hiệu quả đầu tư đối với các dự án khác đang được triển khai thực hiện.

Thành phố Hồ Chí Minh: Xung lực phát triển từ đường vành đai 3
Hệ thống đường Vành đai, quốc lộ Vùng TP.HCM.

Việc đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM là hết sức cần thiết, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong Vùng, mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị.

Bên cạnh đó, dự án sẽ giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu hiện đang quá tải tại TP.HCM và các địa phương khác, nhất là khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành hoàn thành và đưa vào khai thác.

Ngoài ra, việc xây dựng tuyến đường Vành đai 3 khép kín cùng với cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành năm 2023, sẽ tạo một giải pháp hữu hiệu để phân luồng giao thông liên tỉnh khi đi qua TP.HCM.

Các chuyên gia nhận định, khi có đường Vành đai 3, xe liên tỉnh không còn phải qua TP.HCM, toàn bộ hàng hóa từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đưa về các cảng biển và ngược lại được lưu thông nhanh chóng, tiết giảm thời gian và chi phí vận chuyển.

Đường Vành đai 3 dài khoảng 76,34 km, đi qua địa bàn TP.HCM (47,51 km, đi qua thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh), tỉnh Đồng Nai (11,26 km, đi qua huyện Nhơn Trạch), tỉnh Bình Dương (10,76 km, đi qua thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An), tỉnh Long An (6,81 km, đi qua huyện Bến Lức).

Dự án là tuyến đường cao tốc loại A, quy mô 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, đường song hành có quy mô ít nhất 2 làn xe. Dự kiến sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, trong quý III/2022 - quý II/2024 sẽ giải phóng mặt bằng để đến quý IV/2023 khởi công xây lắp và hoàn thành toàn dự án vào năm 2026.

Đặc biệt, khi đường Vành đai 3 khép kín sẽ cùng với cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang thi công), các xe hướng tây bắc - đông nam và ngược lại có thể đi qua cao tốc Bến Lức - Long Thành để lên cao tốc TP.HCM - Trung Lương về miền Tây. Tương tự, các xe từ Quốc lộ 13 và Quốc lộ 22 có thể tiếp cận khu vực cảng phía Đồng Nai, TP.HCM qua đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn. Đường Vành đai 3 cũng tạo ra một hướng kết nối giữa TP.HCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vốn đang quá tải.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Đường Vành đai 3 sẽ tạo ra một trục giao thông chiến lược, kết nối và lan tỏa, tạo tiền đề tháo gỡ các điểm nghẽn. Dự án có tính chất kết nối liên vùng, là điểm đầu của 5 tuyến cao tốc (TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành) kết nối với các tuyến quốc lộ hướng tâm, tạo năng lực thông hành lớn, tốc độ cao qua đó đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Việc khai thác các quỹ đất dọc tuyến sau khi dự án được đưa vào vận hành còn tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương phục vụ tái đầu tư, phát triển. Không gian đường Vành đai 3 tạo hành lang công nghiệp kết nối các kho cạn về cụm cảng biển, giúp giảm thời gian đi lại, tăng số vòng vận tải, giảm chi phí logistics và tạo lợi thế cạnh tranh.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM, đơn vị được giao lập, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, cho biết: Đường Vành đai 3 là đường vành đai đô thị, đi qua các khu vực đô thị, khu dân cư và định hướng trong tương lai phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới... Nhờ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư đối với phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm logistics.

Tìm cơ chế nguồn vốn

Đối với những dự án có tính chất liên vùng, đi qua nhiều địa bàn, vấn đề nguồn vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng đang là bài toán nan giải. Dự tính tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 3 khoảng 147.292 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 là 75.378 tỷ đồng, dự kiến ngân sách Trung ương là 38.741 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương 4 tỉnh (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An).

Quá trình nghiên cứu dự án, các đơn vị liên quan cũng đã xem xét các phương thức đầu tư PPP (đối tác công tư) với nhiều kịch bản khác nhau, trong đó kịch bản khả thi nhất là đầu tư PPP phần đường cao tốc.

Về phương án thu hồi vốn đầu tư, sau khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tổ chức thực hiện thu phí để thu hồi vốn đầu tư cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tương ứng theo tỷ lệ nguồn vốn đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh: Xung lực phát triển từ đường vành đai 3
Bình đồ hướng tuyến Vành đai 3 TP.HCM.

Về công tác giải phóng mặt bằng, dự án sẽ chiếm dụng 642,7ha đất, ảnh hưởng tới 3.863 hộ dân và buộc phải tái định cư cho 1.476 hộ dân. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 41.589 tỷ đồng (TP.HCM khoảng 25.610 tỷ đồng, Bình Dương khoảng 13.528 tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 1.284 tỷ đồng, Long An 1.168 tỷ đồng). Phần đền bù, giải phóng mặt bằng được chia làm 4 dự án thành phần ở 4 địa phương nơi dự án đi qua.

Về phương án hỗ trợ, tái định cư, hiện các địa phương đã sơ bộ phương án tổ chức thực hiện công tác tái định cư theo quy định, cũng như chuẩn bị các địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí tái định cư đảm bảo quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng. Riêng địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền để người dân tự lo nơi ở mới.

Đối với TP.HCM, hiện nay Thành phố đã dự kiến bố trí đủ số lượng nền, căn hộ phục vụ tái định cư cho dự án. Còn tỉnh Đồng Nai sẽ bố trí tái định cư tại dự án khu tái định cư huyện Nhơn Trạch, tỉnh Long An bố trí tái định cư tại dự án khu tái định cư huyện Bến Lức./.

Xuân Tình – Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động