Chủ động xây dựng phương án, nỗ lực duy trì dạy và học

(LĐTĐ) Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 toàn Thành phố và từ lớp 1 đến lớp 6 ở các huyện, thị xã của Hà Nội đã trở lại trường học. Bên cạnh sự vui mừng, háo hức của học sinh, phụ huynh thì ngay trong những ngày đầu, nhiều trường đã phát hiện giáo viên, học sinh là F0, F1. Trước thực tế này, các nhà trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh khắc phục khó khăn, khẩn trương ứng phó linh hoạt với dịch bệnh, hạn chế tối đa sự xáo trộn việc dạy và học.
Học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận nội thành Hà Nội trở lại trường từ ngày 21/2 Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh chưa tiêm phòng được đến trường trong an toàn

Ứng phó linh hoạt

Ghi nhận thực tế những ngày qua cho thấy, công tác dạy và học của hầu hết các trường học trên địa bàn Thành phố đã dần đi vào nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt, khi phát hiện có ca F0, các nhà trường đều chủ động xử lý, hạn chế tối đa sự xáo trộn, bảo đảm an toàn cho mọi học sinh.

Chủ động xây dựng phương án, nỗ lực duy trì dạy và học
Học sinh được yêu cầu đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn ngay từ cổng trường.

Chỉ 3 ngày sau khi đến trường học trực tiếp, Trần Nguyễn Thái An (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đã trở thành F1 của 1 bạn học cùng lớp. Sau khi nhận được thông báo từ gia đình học sinh là F0, giáo viên chủ nhiệm lớp đã lọc danh sách F1 là các học sinh tiếp xúc gần với học sinh này để chuyển các em sang học trực tuyến tại nhà. Sau 7 ngày, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, các em sẽ đi học lại.

Cùng đó, phòng học có học sinh F0 cũng được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại sau khi đi học tạm ở một phòng học khác do nhà trường bố trí.

Không chỉ có học sinh là F0, F1, nhiều trường học đã phát hiện trường hợp giáo viên liên quan đến yếu tố dịch tễ, phải dạy học trực tuyến. Chẳng hạn như tại Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai), có buổi học, các giáo viên có giờ dạy ở một lớp đều không thể đến trường do liên quan đến yếu tố dịch tễ.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định Lê Việt Dương, nhà trường đã khẩn trương ứng phó linh hoạt theo đúng hướng dẫn liên ngành Y tế - Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bình tĩnh xử lý các tình huống, tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh, đồng thời hạn chế tối đa xáo trộn việc dạy và học.

Đối với lớp có học sinh là F0, nhà trường lấy danh sách các F1 để chuyển sang học trực tuyến. Nếu lớp có giáo viên của cả 5 tiết liên quan đến yếu tố dịch tễ, nhà trường thông báo kịp thời để tất cả học sinh lớp đó không phải đến trường mà ở nhà học trực tuyến ngày hôm đó, hôm sau lại đến trường học trực tiếp các môn khác.

Nhà trường, phụ huynh cùng phối hợp

Việc chuyển học trực tiếp - trực tuyến liên tục khiến nhiều gia đình học sinh bối rối. Nhiều phụ huynh cho biết, họ mong con được đi học để tránh xa các thiết bị điện tử và có cơ hội học tập, giao lưu, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trước nguy cơ lây nhiễm hiển hiện, họ lại e ngại khi cho con đến lớp.

Chủ động xây dựng phương án, nỗ lực duy trì dạy và học
Trong việc dạy song song cả trực tuyến và trực tiếp, các nhà trường cần nghiên cứu để có phương pháp phù hợp, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên và học sinh. (Ảnh minh họa)

Chị Phạm Hoài An (quận Đống Đa) lo ngại khi lớp của con thông báo có học sinh F0. Con của chị trở thành F1 và phải chuyển sang học trực tuyến. Không quá lo về việc học trực tuyến do đã quá quen thuộc nhưng gia đình chị lại băn khoăn khi hết thời gian tạm nghỉ và trở lại lớp, con mình vẫn phải đối diện với nguy cơ trở thành F0, F1 bất cứ lúc nào.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, Sở đã yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Trong việc dạy song song cả trực tuyến và trực tiếp, các trường cần nghiên cứu để có phương pháp phù hợp, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Bên cạnh đó, các đơn vị, nhà trường cần quan tâm hỗ trợ học sinh, tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh; sử dụng hiệu quả thời gian học sinh đến trường để dạy các nội dung cốt lõi, tránh gây quá tải đối với học sinh.

“Nhà trường đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện phòng, chống dịch và xử lý các tình huống, phần lớn học sinh cũng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn thường trực. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với nhà trường để duy trì việc học tập cho các con, song tâm lý của cả gia đình và học sinh đều bị ảnh hưởng nhất định”, chị Phạm Hoài An chia sẻ.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) Nguyễn Mỹ Hảo, sau một tuần đón học sinh trở lại trường, việc học trực tiếp kết hợp với trực tuyến ở một số lớp có học sinh F0 đôi khi chập chờn do đường truyền mạng Internet không ổn định, gây quá tải. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho các học sinh học trực tuyến tại nhà.

Trường đã lắng nghe, tiếp thu các phản ánh từ phụ huynh, học sinh và có sự điều chỉnh kịp thời. Ngay đầu tuần thứ hai học sinh trở lại trường, trường đã lắp đặt thêm các thiết bị để nâng chất lượng đường truyền. Đến nay, hình ảnh, âm thanh từ các lớp đến học sinh học trực tuyến đã rõ nét, đảm bảo cho việc dạy và học.

Được biết, năm học 2021-2022, ở 18 huyện, thị xã có hơn 455.000 học sinh Tiểu học, gần 75.000 học sinh lớp 6. Số học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của toàn Thành phố là gần 660.000 học sinh. Trừ những em có yếu tố dịch tễ, số học sinh kể trên đã trở lại trường học trực tiếp.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

(LĐTĐ) Tối 22/3, nguồn tin của Báo Lao động Thủ đô từ Hạt kiểm lâm Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cung cấp, đơn vị vừa ban hành quyết định khởi tố ...
Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Phó trưởng Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố đề nghị UBND huyện Thường Tín có biện pháp xử lý phù hợp với cán bộ, công chức vi phạm trong ...
Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐTĐ) Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao đến chuẩn hoá khi nhận được thông báo của các doanh nghiệp đạt hơn 1 triệu ...
TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

(LĐTĐ) Ngày 22/3, bác sĩ Luân Thanh Trường, Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đội ngũ y ...
Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi độ tháng 3, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại ngập tràn sắc hoa sơn tra, như một lời mời gọi ...
Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(LĐTĐ) Tính đến ngày 22/3, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 2.235/3.700 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp, đạt tỷ lệ 61%.
Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

(LĐTĐ) Tiến độ thi công, bàn giao nhanh chóng đang trở thành điểm hấp dẫn giúp “siêu quần thể đô thị biển” của Vinhomes ở phía Đông Hà Nội thu hút ...

Tin khác

Sàn đấu Anh ngữ V - Champions: Sân chơi bổ ích cho thiếu nhi Thủ đô

Sàn đấu Anh ngữ V - Champions: Sân chơi bổ ích cho thiếu nhi Thủ đô

(LĐTĐ) Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm học 2022 - 2023 được Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức cùng Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc thu hút gần 150.000 thiếu nhi Thủ đô tham gia.
Hà Nội: Trường công lập tự chủ tài chính và tư thục áp dụng phương thức xét tuyển vào lớp 10

Hà Nội: Trường công lập tự chủ tài chính và tư thục áp dụng phương thức xét tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục ở Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển để tuyển học sinh vào lớp 10.
Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong một số môn học chính khóa

Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong một số môn học chính khóa

(LĐTĐ) Thời gian tới, các nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung về lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham gia tệ nạn ma túy; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học và cán bộ, nhà giáo trong việc phát hiện, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào nhà trường, gia đình và xã hội.
Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng

(LĐTĐ) Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Các quy định trong quy chế vẫn giữ ổn định và tiếp tục được áp dụng trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

(LĐTĐ) Để giúp học sinh tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát đối với học sinh lớp 12 THPT và học viên lớp 12 học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trên toàn Thành phố vào ngày 7 - 8/4.
TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có văn bản yêu cầu các trường rà soát, chấn chỉnh hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá cho học sinh, trong đó yêu cầu không tổ chức cho học sinh tiểu học đi trải nghiệm bên ngoài Thành phố.
TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến xã hội là trong số các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc.
TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục có buổi làm việc với một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

(LĐTĐ) Việc bảo mật thông tin học sinh và phụ huynh rất được các trường coi trọng. Do đó, nếu các trường đề cao cảnh giác, làm tốt khâu bảo mật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa trường hợp lộ lọt thông tin.
Xem thêm
Phiên bản di động