Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường

(LĐTĐ) Chiều 12/2, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Đống Đa phối hợp với Trường Tiểu học Trung Tự tổ chức diễn tập xử lý các tình huống đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 để đón học sinh bậc tiểu học quay lại trường.
Công an quận Đống Đa: Hoàn thành tốt mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch Quận Đống Đa chuyển cấp độ 2 trong phòng chống dịch Covid-19 Quyết liệt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quận Đống Đa

Tại buổi diễn tập, ban tổ chức đã đưa ra 5 tình huống giả định: Tình huống 1 là hướng dẫn học sinh vào trường đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Tình huống 2 hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập tại các lớp học đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới. Tình huống 3 xử lý các tình huống khi phát hiện F0 tại trường. Tình huống 4 xử lý tình huống khi có học sinh nghỉ học vì nhiễm Covid - 19 tại lớp. Tình huống 5 là hướng dẫn học sinh ra về khi kết thúc buổi học.

Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường
Học sinh được hướng dẫn đi theo luồng để vào lớp học

Với các tình huống trên, Ban Giám hiệu tại điểm trường Tiểu học Trung Tự đã chỉ đạo cụ thể, kịp thời, triển khai các biện pháp nghiệm vụ trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể, như tình huống 1, tổ bảo vệ, giáo viên trực nhắc nhở bằng loa, yêu cầu học sinh đảm bảo việc giãn cách theo quy định, nhanh chóng vào lớp học.

Trong tình huống 2, trong lớp, học sinh được kiểm tra thân nhiệt, sau khi đo phát hiện em Nguyễn Văn A có nhiệt độ từ 37,5 độ C (đo lại 3 lần đều có nhiệt độ từ 37,5 độ C). Tình huống này, giáo viên chủ nhiệm báo ngay cho nhân viên y tế, nhắc các học sinh ngồi nguyên tại chỗ. Nhân viên y tế trực tại Phòng Y tế nhà trường vào lớp tiếp cận, hướng dẫn và đưa học sinh vào phòng cách ly tạm thời (phòng Tham vấn và phòng đọc giáo viên). Cho học sinh nghỉ ngơi, hỏi han tình trạng sức khỏe, trấn an tinh thần, đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân và thông báo gia đình kết hợp điều tra dịch tễ.

Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường
Trong lớp học sinh được bố trí ngồi giãn cách đảm bảo phòng dịch

Đối với tình huống 3, giáo viên tạm dừng việc giảng dạy, tạm thời cách ly học sinh tại chỗ và báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường. Ban Giám hiệu chỉ đạo cán bộ Y tế nhà trường báo cáo Y tế phường sở tại để hỗ trợ về nghiệp vụ. Đồng thời yêu cầu giáo viên trực đeo kính chống giọt bắn và cung cấp kính chắn giọt bắn cho học sinh rồi đưa học sinh về phòng cách ly tạm thời đã được bố trí sẵn để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm (hoặc điều tra dịch tễ nếu đã xác định thông tin học sinh là F0).

Còn ở tình huống 4, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin cụ thể qua điện thoại, động viên học sinh và gia đình học sinh là F0; báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường. Tại lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tiến hành xác định những học sinh trong lớp học có tiếp xúc gần để đánh giá nguy cơ và đề xuất Ban Giám hiệu thực hiện các giải pháp theo hướng dẫn mới của Liên ngành Y tế và GD&ĐT.

Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường
Các nhà trường luôn có nhân viên Y tế túc trực để xử lý các tình huống kịp thời

Tình huống 5, tổ bảo vệ, giáo viên trực nhắc nhở bằng loa, yêu cầu phụ huynh và học sinh đảm bảo việc giãn cách theo quy định, phụ huynh di chuyển ngay khỏi cổng trường. Ngoài ra, nhà trường phối hợp với đội tự quản của phường để cùng xử lý. Giáo viên chủ nhiệm quản lý và giám sát cho đến khi học sinh đã ra về hết. Vệ sinh, khử khuẩn phòng học sạch sẽ sau mỗi buổi học, bộ phận lao công thực hiện nhiệm vụ vệ sinh theo quy định.

Qua buổi diễn tập có thể thấy, tất cả các tình huống được cán bộ y tế, giáo viên thực hiện thuần thục. Tất cả các khâu đều đã được thực hiện tốt, từ khâu đảm bảo giãn cách, điều chỉnh giao thông, đo thân nhiệt, sát khuẩn, phân luồng lối đi cho tất cả các học sinh đều được đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19.

Thông qua buổi diễn tập đã nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp tổ chức phòng chống dịch Covid-19 của các đơn vị liên quan. Đồng thời, Phòng GD&ĐT quận Đống Đa cũng như các trường đã có cơ sở đánh giá khả năng, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch, quy trình phòng, chống dịch Covid-19 để kịp thời xử lý tình huống nếu xảy ra...

X.Sinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh vừa phối hợp với Bưu điện huyện Đông Anh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, nên thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này.
Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

(LĐTĐ) Để xe đạp công cộng có thể “phủ” rộng và phát triển ở Thủ đô vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là hoạt động hỗ trợ chính sách.
Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

LTS: Xác định văn hóa là động lực phát triển; phát triển phai đi liền với thụ hưởng văn hóa, nên những năm qua, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội quan tâm. Đặc biệt, Thường trực HĐND các cấp Thành phố đã tổ chức các phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hoá trên địa bàn, đưa ra các giải pháp thiết thực. Nhờ đó, hệ thống các thiết chế văn hoá đã có sự phát triển toàn diện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu hẹp khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân.
Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các huyện, thị xã, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để phấn đấu đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động