"Chợ công nhân" và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm ở TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Thời tiết vào hè vốn oi bức, nên mỗi khi tan ca rời nhà máy, ai cũng muốn mua được những thực phẩm tươi ngon về làm bữa cơm tối cho gia đình, bạn bè thuê cùng phòng quây quần sau một ngày lao động vất vả. Tuy nhiên, có dịp đi chợ với công nhân để mua đồ tại một số chợ tạm, chợ dân sinh gần các khu công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh mới cảm nhận hết tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với sức khoẻ người lao động ra sao!
5 loại thực phẩm bạn nên tránh để giảm cân Cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán Xử phạt 140 triệu đồng lái xe chở gần 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc An toàn thực phẩm, trách nhiệm của mọi người

Đi chợ với công nhân

Khoảng 17 giờ 30 phút, ngày 18/6, cánh cửa của Khu Chế xuất Linh Trung, thành phố Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh mở toang, hàng ngàn công nhân bắt đầu tan ca để trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

Sắm vai công nhân đi theo chị Đặng Thị Lan vừa tan ca đi đến chợ tự phát để mua thực phẩm. Vừa đi chị vừa lẩm bẩm nên mua gì để chuẩn bị bữa cơm tối cho cả nhà?. Tuy nhiên, gần nửa tiếng đồng hồ rảo quanh chợ, chị nhiều lần lắc đầu rồi rời đi vì lý do thực phẩm không được như ý mà giá lại cao. Ghé qua một chỗ bán cá, chị Lan có ý định mua một ít nhưng khi cầm lên thì thấy cá dính ngay phải tay vì đã quá ươn.

“Sao cá dạo này ươn mà giá cao dữ vậy cô?”, chị Lan thắc mắc thì được cô bán hàng đáp trả: “Giá cả giờ đắt lắm em, hàng này chị lấy của các tiểu thương loại ra tại chợ đầu mối Bình Điền về bán mới được như vậy đấy”.

Sau một hồi do dự, chị Lan tính dời đi mấy lần nhưng cuối cùng vẫn quyết định mua nửa ki-lô-gam cá nục với giá 20.000 đồng. “Muộn rồi nên mua đại thôi, ổng và mấy đứa nhỏ (ý nói chồng và các con) đang chờ ở nhà”, chị Lan cau mày nói với phóng viên.

Một số mặt hàng như cá, mực bán tại chợ tự phát giành cho công nhân đã bị ươn, đổi màu

Chia tay chị Lan, chúng tôi rảo một vòng quanh chợ và nhận thấy hầu hết cá, mực, thậm chí thịt heo, gà đều hàng đông lạnh. Trong số đó, không ít thực phẩm đã chuyển màu, thậm chí bốc mùi hôi, chỉ cần lấy ngón tay nhấn nhẹ là thân cá sẽ bị lõm xuống.

Một tiểu thương ở chợ gần Khu Chế xuất Linh Trung cho biết, hầu hết thực phẩm tươi sống ở đây lấy từ chợ đầu mối lúc sáng sớm sau đó về ướp đá đến chiều thì đem ra bán nên không còn tươi ngon. "Hàng chủ yếu bán cho công nhân nên giá phải mềm chứ bán đắt hơn thì họ không mua. Mà anh biết đấy, giá mềm thì lấy đâu ra hàng ngon" - tiểu thương này phân bua.

Đừng để thực phẩm quá date... bầy bán!

Sau nhiều ngày khảo sát tại một số khu chợ cóc, chợ tạm nằm gần KCN Bình Đường, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều tiểu thương bày bán các loại cá, mực... đã chuyển qua màu tím nhạt. Riêng gà làm sẵn nguyên con và được đông đá bán chỉ với 50.000 đồng/con. Thịt heo có giá 100.000 đồng/kg.

Đặc biệt, nội tạng động vật đã qua chế biến được bán với giá vài chục ngàn/kg. Dọc Quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân (TP.HCM), nhất là đoạn trước Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam, các tiểu thương tại đây bày bán các loại cá, mực không còn tươi, thậm chí đã có mùi. Đây là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp với lượng công nhân rất lớn nên vào tầm tan ca, công nhân thường ghé để mua thực phẩm nên các chợ tự phát mọc lên rất nhiều.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM vừa phối hợp với Phòng Y tế Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn trên địa bàn. Kết quả ban đầu xác định có 5/90 cơ sở còn tồn tại nhiều mặt không đảm bảo ATTP như hết hạn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, sức khỏe nhân viên chưa được khám định kỳ, sổ kiểm thực 3 bước chưa thực hiện đúng quy định, nền một số khu vực xuống cấp, bong tróc, bám bẩn, ứ động nước và rác thải, sử dụng nước giếng (chưa xuất trình kiểm nghiệm) trong chế biến thực phẩm. Kho bảo quản thực phẩm, tủ động chưa có chế độ vệ sinh định kỳ, trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại chưa hiệu quả, chưa trang bị phương tiện rửa, khử trùng tay, thiếu trang bị bảo hộ lao động…
Hầu hết thực phẩm bán tại chợ tự phát giành cho công nhân đều là hàng được các tiểu thương mua tại các chợ đầu mối loại ra nên giá khá rẻ

Nói với phóng viên, một công nhân cho hay, biết là hàng dạt, kém chất lượng nhưng tụi em phải chấp nhận thôi vì đồng lương không cho phép. Tiểu thương ở đây biết tâm lý công nhân hám rẻ nên lâu lâu cũng khuyến mãi thêm vài món nên cũng vui...

Cuộc sống của đại bộ phận công nhân nhập cư, đặc biệt là công nhân tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, còn nhiều khó khăn lại phải san sẻ tài chính với người thân ở quê nên họ phải tính toán rất chi li các khoản chi tiêu. "Tổng thu nhập hằng tháng chưa được 10 triệu đồng trong khi phải trả tiền thuê nhà, điện, nước, tiền sữa cho con... nên vợ chồng em phải hết sức tiết kiệm. Vậy mà có tháng phải vay mượn bạn bè để trang trải. Bữa cơm hằng ngày hôm nào có thịt, có cá là phấn khởi lắm", một công nhân bộc bạch.

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam cho hay, mỗi bữa ăn cho gia đình có 3 người chỉ gói ghém từ 30.000 đến 50.000 đồng, hiếm lắm mới lên đến 100.000 đồng. Hy vọng sắp tới khi lương tối thiểu được tăng lên, cuộc sống vì thế cũng đỡ vất vả hơn, công nhân mới có đủ sức khỏe, yên tâm để làm việc, sản xuất và tái tạo sức lao động.

"Vẫn biết tiền nào của ý, với công nhân chúng em thu nhập không cao thì làm sao có thể vào siêu thị mua thực phẩm. Sau tan ca chỉ loanh quanh mấy chợ dân sinh, chợ tạm gần nhà máy mà nhiều chị em gọi là "chợ công nhân" để mua đồ. Dẫu giá có rẻ, song không mong gì hơn các cấp chính quyền nên quan tâm hơn nữa đến khâu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để gia đình chúng em có những bữa ăn an toàn, ngon miệng", một công nhân nữ chia sẻ.

Triển khai công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cung cầu hàng hóa để bình ổn thị trường, Sở Công Thương TP.HCM vừa đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, các quận huyện, hệ thống phân phối hiện đại, các đơn vị quản lý chợ đầu mối cùng các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá tăng cường các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa để bình ổn thị trường. Giải pháp tập trung là theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường trên địa bàn, báo cáo và đề xuất phương án xử lý khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biển trên địa bàn. Kiểm tra, theo dõi, thực hiện công tác quản lý chất lượng hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, dự trữ, cam kết thu mua - cung ứng, chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định, không tăng giá bất hợp lý...

Thành Đồng - Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động