Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức. Trong đó, nội dung đáng chú ý là sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Nghị định quy định, chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức, thay vào đó sẽ xét thăng hạng. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.
Theo đó, viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
Để được đăng ký xét thăng hạng, viên chức cần đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, viên chức cũng cần đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.
Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương quyết định chỉ tiêu thăng hạng phù hợp vị trí việc làm và cơ cấu viên chức. Cũng theo Nghị định, nếu số viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn chỉ tiêu, các đơn vị sẽ ưu tiên người có thành tích cao hơn, nữ, dân tộc thiểu số, nhiều tuổi hơn, thời gian công tác nhiều hơn.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 7/12, nhưng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng trước ngày nghị định có hiệu lực vẫn áp dụng theo quy định cũ trong thời hạn 6 tháng tiếp theo. Sau 6 tháng, nếu các đơn vị không hoàn thành phê duyệt kết quả thăng hạng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng phải thực hiện theo Nghị định này.
Việc bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và giữ xét thăng hạng được sự đồng tình, ủng hộ cao của các bộ, ngành, địa phương và đội ngũ viên chức, đặc biệt là viên chức trong ngành giáo dục, y tế.
Về các lý do bỏ thi thăng hạng viên chức, theo Bộ Nội vụ: Toàn quốc có 1,8 triệu viên chức khiến kỳ thi thăng hạng hàng năm tốn kém, có nhiều tiêu cực. Hơn nữa, trong 6 năm (2012 - 2018) chỉ có 6 bộ tổ chức thi. Các địa phương cử viên chức tham gia các kỳ thi này, thay vì tự tổ chức. Chỉ có thành phố Hà Nội tổ chức thi. Những chức danh như kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc, địa chính, đạo diễn chưa được thi.
Trước đó, vào tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: "Bỏ thi thăng hạng viên chức để giảm gánh nặng thi cử, tốn kém. Trên thế giới không có nước nào thi hay xét thăng hạng viên chức". Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đang tính toán để thời gian tới bỏ cả thi và xét thăng hạng viên chức để trả lương theo vị trí việc làm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tờ lịch ngày cuối năm
Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Tin khác
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12
Chính sách 03/12/2024 07:13
Đề xuất hai phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 01/12/2024 17:30
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn được nhận trợ cấp hằng tháng
Chính sách 27/11/2024 06:17
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Chính sách 24/11/2024 17:43
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07