Bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội
Dẫn đầu về tính bền vững, thương hiệu Vinamilk tiếp tục thăng hạng với giá trị chạm mốc 3 tỷ USD Chính phủ đồng ý bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, các cơ quan báo chí đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) làm rõ nếu bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có giáo viên thì điều này tạo thuận lợi gì và giúp cải thiện tình trạng giáo viên nghỉ việc như thế nào trong bối cảnh hiện nay khi năm học mới đã bắt đầu và nhiều địa phương đã có thông báo về tình trạng thiếu giáo viên?
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều muốn có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, thăng tiến theo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo cũng là giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo. Một nhà giáo được thăng hạng không chỉ chứng tỏ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình, mà còn được hưởng chế độ chính sách về tiền lương.
Bộ Nội vụ đã dự thảo nghị định sửa đổi một số Nghị định, trong đó có Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và đang xin ý kiến, trong đó có dự thảo chỉ còn lại hình thức xét thăng hạng, bỏ thi thăng hạng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có yếu tố tích cực hơn- Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích, dù là thi hay xét thăng hạng thì đều với mục đích để đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ căn cứ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đối với thi, có yêu cầu về nội dung, phải ôn thi, chuẩn bị nội dung, kiến thức. Việc này có thể xảy ra bất cập khi giáo viên đang công tác phải dành nhiều thời gian ôn thi, chi phí tốn kém trong quá trình tham gia.
“Việc xét thăng hạng có yếu tố tích cực hơn. Chắc chắn những người tham gia xét thăng hạng là những người có hiểu biết, đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên một cách sát thực nhất thay vì chỉ làm thông qua một bài thi. Qua việc xét đó có thể đánh giá cả quá trình, sẽ bảo đảm tính công bằng, minh bạch cũng như chính xác hơn. Như vậy, việc xét thăng hạng một cách minh bạch, công bằng, chính xác tạo động lực tốt hơn cho giáo viên trong cống hiến, gắn bó với nghề nghiệp của mình”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng đây chỉ một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng giáo viên bỏ việc, không phải là tất cả nhưng cũng là một trong những việc quan trọng.
Làm rõ thêm về việc bỏ chế độ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết đây là vấn đề dư luận quan tâm trong thời gian qua. Về cơ sở pháp lý, thi nâng ngạch, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo Luật Công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, điều 44 có quy định rõ việc thăng hạng thực hiện 2 hình thức là thi và xét; và đã phân cấp cho các bộ, ngành địa phương cho việc này. Tại khoản 2 điều 31 Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định việc bổ nhiệm ngạch viên chức cao hơn cũng thực hiện dưới 2 hình thức thi và xét.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 diễn ra chiều 9/9 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tuy nhiên trong thực tiễn, việc triển khai thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có một số khó khăn. Theo Luật đã phân cấp cho các địa phương, ban, ngành để công bố tiêu chuẩn thi, nhưng hiện nay các bộ, ngành chưa ban hành thông tư.
Viên chức hiện tập trung ở ngành giáo viên và y tế, khoa học công nghệ. Những bộ này chưa ban hành được quy định, tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi. Đồng thời chưa ban hành được nội dung thi, việc thi chưa bám sát với yêu cầu vị trí việc làm, công việc của các viên chức. Do đó việc thi chưa phản ánh được thực chất hay khẳng định được qua thi sẽ nâng cao được chất lượng công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, số lượng viên chức hiện nay lớn, việc tổ chức thi rất khó trong khi vị trí việc làm chưa xác định ảnh hưởng đến nâng cao trình độ và quyền lợi viên chức, đặc biệt là giáo viên. Ngoài ra, khi thi phải có chứng chỉ chuyên ngành, đó cũng là rào cản đối với viên chức; việc thi cũng rất tốn kém, chi phí xã hội hớn. Nếu bỏ việc thi sẽ tiết kiệm được chi phí và hạn chế thủ tục hành chính.
“Hướng đề xuất giải quyết việc thi, Bộ đã đề xuất đánh giá tác động, lấy ý kiến của các bộ, ngành, hiện nay có 94/95 bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng viên chức đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức. Nếu bỏ thi sẽ giải quyết được vướng mắc đã nêu ở trên và giải tỏa áp lực cho chính đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Mục tiêu cuối cùng của thi hay xét cũng là để nâng cao trình độ, năng lực của viên chức từ ngạch thấp lên ngạch cao nếu đáp ứng được trình độ, năng lực vị trí việc làm đó. Nếu tổ chức xét sẽ theo dõi cả quá trình, giải quyết được vấn đề đúng người, đúng việc”, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31