Chính phủ quy định chi tiết cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2022/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân Bộ Y tế: Đôn đốc việc mua sắm, đấu thầu thuốc, đáp ứng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế Ngành Y tế Hà Nội phát động phong trào hiến máu tình nguyện năm 2022

Nghị định này quy định về điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập và hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh Covid-19; một số cơ chế đặc thù liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc có chỉ định sử dụng phòng, điều trị Covid-19; chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 bị mắc Covid-19; người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Chi tiết về chi phí khám, chữa bệnh đối với người mắc Covid-19

Về quy định thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với người mắc Covid-19, Nghị định nêu rõ đối với cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập, trừ trường hợp quy định tại mục 4 của Nghị định, ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa Covid-19 bao gồm tiền khám bệnh, tiền giường và dịch vụ kỹ thuật. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền chưa được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng trong các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chưa được ban hành giá. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chính phủ quy định chi tiết cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đi điều trị.

Dịch vụ kỹ thuật không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở đó hoặc của bệnh viện chủ quản.

Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19, quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Người bệnh Covid-19 có thẻ BHYT tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về BHYT.

Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc khám bệnh, chữa bệnh BHYT: Áp dụng theo hạng, theo tuyến của cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do hoặc bệnh viện chủ quản.

Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 tại cơ sở y tế tư nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid-19 được thực hiện theo nguyên tắc sau: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 tại cơ sở y tế tư nhân được ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo nguyên tắc tại (1a), (1b) của Nghị định.

Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc, vật tư y tế và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh Covid-19: Áp dụng theo hạng, theo tuyến của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng cao nhất đóng trên địa bàn.

Sở Y tế có trách nhiệm ký hợp đồng với cơ sở y tế tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid-19.

Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid-19 trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thanh toán chi phí căn cứ quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu giữa Sở Y tế và cơ sở y tế tư nhân.

Đối với việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm 2021 của Bệnh viện điều trị Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế, Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, Phổi Trung ương, Nhi Trung ương, Trung ương Thái Nguyên do Bộ Y tế thành lập tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Long An và cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập tại TP. Hồ Chí Minh:

Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 không đủ trang thiết bị để thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật thì được ký hợp đồng dịch vụ y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn có đủ điều kiện thực hiện theo quy định chuyên môn, được ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện dịch vụ.

Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 theo phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến; người bệnh Covid-19 có thẻ BHYT tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về BHYT.

Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Nguyên nhân bất khả kháng quy định tại (1c) và (4c) của Nghị định bao gồm: Người bệnh tử vong trong quá trình điều trị nhưng cơ sở y tế không liên hệ được với thân nhân, người nhà người bệnh; người bệnh không có thân nhân, người nhà và không đem theo giấy tờ tùy thân khi vào điều trị tại cơ sở y tế; người bệnh, thân nhân, người nhà người bệnh không mang đủ tiền để chi trả chi phí điều trị.

Cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, bệnh viện chủ quản chịu trách nhiệm về tính chính xác, pháp lý của số liệu báo cáo bảo đảm không để xảy ra thất thoát, lãng phí và tiêu cực.

Chế độ chính sách đối với người được điều động phòng, chống dịch Covid-19 bị nhiễm Covid-19

Nghị định cũng quy định về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 bị nhiễm Covid-19.

Cụ thể, đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở y tế công lập: Được hưởng tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật trong thời gian điều trị do bị nhiễm Covid-19. Trong đó, quỹ bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước chi trả phần còn lại; được hưởng các chế độ phòng, chống dịch Covid-19 nếu tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian điều trị Covid-19.

Đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng không tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hưởng các chế độ phòng, chống dịch Covid-19 nếu tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian điều trị Covid-19.

Đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước ngoài các chế độ quy định trên, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần với mức như sau: Đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày mức 1.855.000 đồng/người; đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 từ 30 ngày liên tục trở lên mức 3.710.000 đồng/người.

Về chế độ chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở y tế công lập phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, được hưởng nguyên lương tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật trong thời gian phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa ý thức trách nhiệm của cộng đồng, vì một tương lai xanh

Lan tỏa ý thức trách nhiệm của cộng đồng, vì một tương lai xanh

(LĐTĐ) Vừa qua Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Công ty Unilever Việt Nam trao tặng 250.000 cây xanh cho xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.
BCG Land gia hạn thành công lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng

BCG Land gia hạn thành công lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trước ngày chào sàn, BCG Land gia hạn thành công lô trái phiếu 2.500 tỷ và sở hữu “của để dành” hơn 1.716 tỷ đồng.
Tăng cường phòng cháy, chữa cháy tại các đơn vị thuộc Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội

Tăng cường phòng cháy, chữa cháy tại các đơn vị thuộc Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1320/LĐLĐ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các Ban, đơn vị trực thuộc Cơ quan LĐLĐ Thành phố.
Khánh thành “Góc thư giãn Công đoàn” dành cho đoàn viên Công đoàn Long Biên

Khánh thành “Góc thư giãn Công đoàn” dành cho đoàn viên Công đoàn Long Biên

(LĐTĐ) Trên tinh thần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, mong muốn có một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian nghỉ trưa hay những lúc chờ họp, tạo sự gắn kết giữa các đoàn viên công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan phường Long Biên đã lên ý tưởng thiết kế “Góc thư giãn Công đoàn” dành cho đoàn viên công đoàn cơ quan.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực

Xây dựng và nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến đề nghị nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh và các nhiệm vụ trọng tâm của quận, gắn với thực hiện những việc mới, việc khó.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tiếp Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tiếp Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản

(LĐTĐ) Ngày 22/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã tiếp Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 - 25/9.
Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm giúp các bệnh nhân có giây phút vui vẻ và hạnh phúc, xoa dịu cảm giác nhớ nhà vào dịp Tết Trung thu, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức hoạt động trao tặng quà cho bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng nội trú của bệnh viện.

Tin khác

Sẽ hoàn tất chuyển giao tài sản cơ sở cũ BV Truyền máu - Huyết học trong tháng 9

Sẽ hoàn tất chuyển giao tài sản cơ sở cũ BV Truyền máu - Huyết học trong tháng 9

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo chiều 21/9, ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thông tin về việc cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. HCM bị bỏ hoang gần 2 năm qua.
Sở Y tế Hà Nội khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023

Sở Y tế Hà Nội khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 21/9, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lễ khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý đợt 1/2023. Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chủ trì lễ khai mạc.
Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết

Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn kiểm tra số 2 của Sở Y tế Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
TP.HCM: Nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên

TP.HCM: Nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, Viện Chấn thương chỉnh hình của đơn vị này vừa thực hiện nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên 33 tuổi bằng phẫu thuật vi phẫu.
Có học sinh được Quỹ BHYT chi trả phí khám chữa bệnh lên tới 1,07 tỷ đồng

Có học sinh được Quỹ BHYT chi trả phí khám chữa bệnh lên tới 1,07 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ghi nhận 8 tháng đầu năm 2023, số học sinh, sinh viên (HSSV) khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 2,7 triệu với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được Quỹ BHYT chi trả là 2.174 tỷ đồng.
Nguy hiểm khi trẻ điều trị nhiễm trùng huyết muộn

Nguy hiểm khi trẻ điều trị nhiễm trùng huyết muộn

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, dù là bệnh thường gặp và hiện đã có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức, nhưng sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em vẫn là gánh nặng bệnh tật lớn, tỷ lệ tử vong có giảm, nhưng vẫn còn cao. Điều đáng lo ngại, nhiều bệnh nhi nhập viện muộn khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Thay van động mạch phổi qua đường ống thông từ tĩnh mạch đùi

Thay van động mạch phổi qua đường ống thông từ tĩnh mạch đùi

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đã triển khai thành công kỹ thuật thay van động mạch phổi nhân tạo qua da, không cần mổ mở, cho một bệnh nhân nhi (14 tuổi, ở Hà Nội) có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp tứ chứng fallot.
Virus gây bệnh đau mắt đỏ tại TP.HCM từng gây dịch ở nhiều nơi trên thế giới

Virus gây bệnh đau mắt đỏ tại TP.HCM từng gây dịch ở nhiều nơi trên thế giới

(LĐTĐ) Tác nhân chính gây ra viêm kết mạc mắt trong đợt bùng phát đau mắt đỏ hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ yếu là do Coxsackievirus A24, đây cũng là loại virus gây ra các trận dịch viêm kết mạc xuất huyết tại nhiều nơi trên thế giới.
Quận Tây Hồ: Tổng vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

Quận Tây Hồ: Tổng vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Để chủ động các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết kịp thời và hiệu quả, ngày 16/9, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phát động chiến dịch “Tổng vệ sinh môi trường, tìm diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết” năm 2023. Phường Xuân La được chọn làm điểm để triển khai nhân rộng trên toàn quận.
Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh tim mạch

Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh tim mạch

(LĐTĐ) Thông tin trên được đưa ra trong Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới năm 2023 do Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp với Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và Sở Y tế tỉnh Thái Bình tổ chức sáng nay (16/9). Với chủ đề "Hiểu về trái tim mình bằng cả trái tim”, sự kiện thu hút hơn 2.000 người dân Thái Bình tham gia đi bộ hưởng ứng.
Xem thêm
Phiên bản di động