Chi trả tiền bồi thường dự án vành đai 3 TP.HCM cho người dân tỉnh Bình Dương
Đại tá Tạ Văn Đẹp giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương Đồng chí Nguyễn Văn Lộc được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương Bình Dương: Ban hành quy định mới về tách - hợp thửa đất |
Cụ thể, việc chi trả thực hiện từ ngày 2/6. Trong đợt 1, riêng thành phố Thủ Dầu Một có 53 hộ gia đình được nhận tiền bồi thường với tổng số tiền gần 288 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 6/2023, thành phố Thủ Dầu Một sẽ tiếp tục chi trả tiền bồi thường đợt 2 thêm cho 162 trường hợp.
Ghi nhận của Phóng viên Báo Lao động Thủ đô, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thủ Dầu Một, có rất nhiều người dân chủ động đến sớm để làm các thủ tục nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM. Bà Vũ Thị Kim Vân, ngụ phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một cho biết, bản thân hoàn toàn hưởng ứng khi tỉnh Bình Dương chi trả tiền bồi thường. Mặc dù diện tích đất bị thu hồi đang được sử dụng hiệu quả nhưng chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bình Dương, gia đình đã thu xếp bàn giao mặt bằng cho chính quyền một cách sớm nhất.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Dương, ngụ tại đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một cho rằng, giá bồi thường đối với diện tích đất của gia đình ông bị thu hồi khoảng 3.425 m2 là phù hợp, đồng thời hứa sẽ bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho chính quyền để dự án được triển khai sớm. "Với số tiền bồi thường khoảng 2 tỷ đồng, tôi sẽ sử dụng hiệu quả vào mục đích kinh doanh", ông Dương chia sẻ.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, dự kiến toàn tỉnh có 1.498 trường hợp thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án đường vành đai 3 TP.HCM. Trong đó thành phố Thủ Dầu Một có 215 trường hợp, thành phố Dĩ An có 508 trường hợp và thành phố Thuận An có 775 trường hợp.
Người dân nhận chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương. |
Ông Nguyễn Trọng Đức, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thủ Dầu Một cho biết: Sau khi có chủ trương đầu tư dự án, thành phố Thủ Dầu Một đã chủ động thực hiện trước các công việc như phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan công khai dự án, trích lục sơ đồ thửa đất, hoàn thành việc điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm; đồng thời ra thông báo thu hồi đất đến người dân; ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát, đo đạc, áp giá bồi thường hỗ trợ người dân.
Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, chủ động đến từng người dân có đất thu hồi để gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với dự phát triển của địa phương cũng như tuyên truyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng để người dân tự chấp hành bàn giao mặt bằng.
Dự tính, toàn tỉnh Bình Dương có 1.498 trường hợp thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án đường vành đai 3 TP.HCM. |
Trong khi đó, theo ông Võ Ngọc Sang, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương: Dự án vành đai 3 TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kết nối vùng. Do đó trên cơ sở chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian qua, đơn vị đã tích cực, thường xuyên phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất các địa phương nơi có tuyến đường đi qua, các cơ quan liên quan đẩy nhanh công tác lập hồ sơ thu hồi đất; lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Vành đai 3 TP.HCM là dự án giao thông đường bộ lớn nhất từ trước đến nay ở các tỉnh phía Nam với tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỉ đồng (giai đoạn 1). Tuyến đường dài 76km, đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đây được xem là cung đường chiến lược, kết nối và lan tỏa, tạo tiền đề tháo gỡ các điểm nghẽn kết cấu hạ tầng khu vực nhờ tính chất kết nối liên vùng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15