"Hái" ra tiền nhờ trồng rau gia vị

(LĐTĐ) Huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội) những năm gần đây được biết đến với thế mạnh là vùng trồng hoa lớn của Thủ đô. Song nơi đây còn có 1 xã chuyên trồng rau gia vị là xã Tiến Thắng. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng, những cánh đồng trồng rau gia vị đã mang lại nguồn thu ổn định cho người dân nơi đây.
Ổn định cuộc sống nhờ trồng rau gia vị Phát huy thế mạnh nông nghiệp từ mô hình sản xuất rau an toàn Cần thêm cơ chế đặc thù để phát triển bền vững cho các vùng trồng rau an toàn

Thu nhập ổn định nhờ trồng rau gia vị

Gia đình chị Nguyễn Thị Oanh (thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng) đã có 3 đời chuyên trồng rau gia vị. "Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố, mẹ tôi đã trồng rau gia vị. Lớn lên, lập gia đình, vợ chồng tôi vẫn giữ nghề trồng rau. Trước đây, gia đình chủ yếu trồng hành lá; những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhà tôi trồng thêm các loại rau khác như: Tía tô, kinh giới, mùi tàu, húng,…", Chị Oanh chia sẻ.

Người dân xã Tiến Thắng thu hoạch rau gia vị.

Theo chị Oanh, các loại rau gia vị được trồng luân canh gối vụ, cho thu hoạch quanh năm. Rau thu hoạch được lái buôn tới tận nhà thu mua, giá cả cũng khá ổn định. Mặc dù đang làm công nhân, song chị vẫn tranh thủ ngoài giờ hành chính trồng thêm một sào rau gia vị vì chi phí đầu tư trồng rau gia vị thấp (chỉ 300-500 nghìn đồng/sào/năm); nhân công ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định khoảng 30-40 triệu đồng/sào/ năm. Riêng cây kinh giới và cây tía tô, chu kỳ thu hoạch khoảng 20-25 ngày một lứa và thu hoạch liên tục 8-12 tháng.

Còn gia đình ông Nguyễn Công Quý (thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng) cũng có 1ha trồng rau gia vị. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng rau, ông Quý hiểu đặc tính từng mùa, tùy thời tiết mà chọn giống phù hợp cũng như chủ động nước tưới trong mùa khô. Ông Quý cho biết, so với trồng lúa, việc trồng cây rau gia vị vất vả hơn, nhưng cho thu nhập cao hơn rất nhiều. Nhờ trồng rau gia vị, gia đình ông có thu nhập ổn định, nuôi 4 con ăn học trưởng thành.

Không chỉ gia đình chị Oanh, ông Quý, mà hầu hết các hộ trồng rau gia vị ở xã Tiến Thắng đều thực hiện tốt khâu vệ sinh, xử lý sâu bệnh và chăm, sóc rau bằng thuốc vi sinh, đảm bảo thời gian cách ly, an toàn cho người tiêu dùng. Do đó, rau ở đây đảm bảo chất lượng, được khách hàng tin tưởng.

Ông Nguyễn Công Đinh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ, xã Tiến Thắng cho biết: Vùng sản xuất rau gia vị thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng được hình thành cách đây khoảng 20 năm, bắt đầu với cây hành lá, sau dần bà con mở rộng diện tích và phát triển thêm các cây gia vị khác. Đến nay, toàn thôn có 1.300 hộ nông dân tham gia trồng rau gia vị với diện tích khoảng 150ha. Sản phẩm rau gia vị của bà con tiêu thụ chủ yếu thông qua các thương lái. Giá cả có biến động nhưng thu nhập bình quân từ trồng rau gia vị khá ổn định.

Những năm gần đây, cùng với việc phát triển diện tích rau gia vị, các thành viên HTX cũng chú trọng đảm bảo chất lượng trước khi xuất ra thị trường. "HTX vận động bà con xã viên sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học và luôn tuân thủ thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch", ông Đinh cho hay.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu cho vùng rau gia vị

Xác định xã Tiến Thắng là vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung, vì vậy huyện Mê Linh đã có những hỗ trợ cho người dân phát triển vùng rau. Theo đó, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh đã hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật sinh học 70% trong năm đầu, 50% trong năm thứ 2; hỗ trợ thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.

Cùng với đó, huyện hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả; hỗ trợ xây dựng mô hình kiểm tra giám sát cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo với quy mô 30ha.

Để rau gia vị của Tiến Thắng có chỗ đứng trên thị trường, các phòng, ban chuyên môn của huyện đã hướng dẫn bà con nông dân xã Tiến Thắng sản xuất theo hướng an toàn. Đồng thời, hỗ trợ HTX Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm. Đến nay, đã có 6 sản phẩm gia vị của HTX Bạch Trữ được công nhận OCOP 3 sao gồm: Mùi tàu, kinh giới, húng chó, húng đỏ, tía tô, rau mùi. Đây là tiền đề quan trọng để rau gia vị của xã Tiến Thắng tiếp cận với với các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, chuỗi bán lẻ cung cấp đến người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

Ngoài ra, để hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm rau gia vị tại xã Tiến Thắng, hàng năm, UBND huyện Mê Linh giới thiệu các HTX tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại của Thành phố, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu do huyện và Thành phố tổ chức. Bên cạnh đó, huyện cũng kết nối HTX với các đơn vị bao tiêu sản phẩm.

Chia sẻ về định hướng phát triển vùng rau gia vị trong thời gian tới, ông Nguyễn Trọng Phan, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: Rau gia vị là cây trồng chủ lực của xã Tiến Thắng, cũng là vùng sản xuất rau chuyên canh của huyện Mê Linh, vì thế huyện sẽ chú trọng phát triển tiềm năng của vùng rau này.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất của các hộ dân, hướng đến 100% sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGap. Cùng đó, hỗ trợ HTX dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm để thuận tiện đưa vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích… đưa sản phẩm rau gia vị của HTX vào các điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện.

Lương Hằng

Nên xem

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Chăm lo cho người lao động hướng đến xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

Chăm lo cho người lao động hướng đến xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động; góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
LĐLĐ quận Đống Đa thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), vừa qua, các đồng chí lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã đến thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn.
6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên tổ chức Giải Cầu lông cán bộ Công đoàn

6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên tổ chức Giải Cầu lông cán bộ Công đoàn

(LĐTĐ) Mới đây, 6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã tổ chức thành công Giải cầu lông cán bộ Công đoàn năm 2024.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại TP.Nha Trang

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại TP.Nha Trang

(LĐTĐ) Trong 3 ngày (từ ngày 15 đến 17/7), tại thành phố Nha Trang, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức lớp tập huấn "Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; bảo vệ và nâng cao kỹ năng cho lao động trẻ".
Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

(LĐTĐ) Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của thành phố Hà Nội có sự chuyển biến, đạt 99,8% (tăng 0,24% so với năm 2023).
EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, EVNNPC đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 47,654 tỷ kWh, tăng 14,68% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động