Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

Chung tay phổ biến Luật Thủ đô

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản, đề nghị các cơ quan, đơn vị Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 6/12/2024 của Thành ủy Hà Nội về triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024, các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô đã ban hành (Nghị định số 169/2024/NĐCP và 17 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố triển khai thi hành Luật Thủ đô đã thông qua) bằng những hình thức phù hợp. Đồng thời, đề nghị các cơ quan đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức phổ biến văn bản luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện...

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống
Luật Thủ đô được thi hành hiệu quả sẽ tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội. Ảnh: Phương Ngân

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố, nhằm xem xét, đánh giá đầy đủ toàn diện tình hình thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết. Qua đó đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) hiệu quả, trước hết mọi người cần phải hiểu biết về Luật, từ ý nghĩa, sự cần thiết, mục đích ban hành Luật, đến những cơ chế, chính sách cụ thể... Luật Thủ đô lại rất đặc thù, mỗi điều luật là một chính sách nhỏ, vì vậy khối lượng công việc cần truyền thông rất lớn.

Với quá trình xây dựng Luật Thủ đô 2024 rất kỳ công, trách nhiệm, lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong nhiều bài phát biểu chỉ đạo đều nhấn mạnh việc triển khai thi hành Luật một cách chất lượng, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị Thành phố, phải nỗ lực vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bám sát kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Báo Lao động Thủ đô đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tuyên truyền “từ sớm, từ xa” trong suốt quá trình xây dựng Luật, cũng như sau khi Luật được thông qua, có hiệu lực, với nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Qua đó, góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô hiểu và đồng thuận, nỗ lực cùng nhau chung tay góp sức đưa Luật vào cuộc sống, để mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Hà Nội.

Với hàng trăm tin, bài, bằng nhiều loại hình báo chí phong phú, đăng tải trên cả báo in và báo điện tử, riêng báo điện tử có chuyên mục “Luật Thủ đô” với tập hợp nhiều loạt bài, bạn đọc Báo Lao động Thủ đô dễ dàng tìm hiểu được những nội dung thiết yếu của Luật Thủ đô.

Các nội dung của Luật được Báo truyền tải theo từng nhóm vấn đề, lĩnh vực cụ thể dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc, góp phần tạo đồng thuận cao khi mỗi người dân đang sinh sống, lao động, học tập tại Thủ đô Hà Nội nhận thức được mình là chủ thể, có cả quyền và nghĩa vụ trong thi hành Luật Thủ đô, được trực tiếp hưởng thành quả từ Luật Thủ đô...

Phát huy sức mạnh truyền thông

Đặc biệt, phát huy thế mạnh trong tuyên truyền, giải đáp pháp luật trực tiếp và trực tuyến cho công nhân, viên chức, lao động trong nhiều năm qua, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”, với sự tham gia trực tiếp của 300 công nhân lao động, và thu hút hàng nghìn bạn đọc theo dõi trực tuyến.

Tham gia đối thoại, giải đáp cho người lao động với tư cách là chuyên gia pháp lý, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội Nguyễn Văn Hà đều đánh giá cao hoạt động tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho công nhân lao động của Báo, thể hiện phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở, quan tâm, chăm lo nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động. Đây cũng là hoạt động luôn được người lao động mong muốn tham gia, để được hướng dẫn, giải đáp trực tiếp các vấn đề pháp lý cần tìm hiểu...

Luật Thủ đô 2024 đã thể chế hóa đầy đủ cơ chế mang tính đặc thù để Thủ đô bứt phá, thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định để đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Với cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, Luật đã trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để Hà Nội có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến những điều kiện đặc thù đúng với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo các cấp của Quốc hội, Chính phủ thường xuyên nhấn mạnh trong thời gian gần đây.

Luật cũng sẽ giúp Hà Nội tháo gỡ những hạn chế đang gặp phải trong suốt thời gian qua như huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch, các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, về an sinh xã hội. Đặc biệt, có giải pháp mạnh mẽ giúp Thành phố có thể khắc phục các bất cập hiện nay về kiến trúc cảnh quan, giao thông, ô nhiễm môi trường...

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thủ đô năm 2024 không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn mang yếu tố văn hóa, tinh thần, thể hiện sự đặc biệt, đặc thù, khác biệt giữa Thủ đô với các địa phương khác. Với việc triển khai thi hành bài bản, khoa học, chắc chắn Luật Thủ đô sẽ tạo không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện, trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng tầm là Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thủ đô năm 2024 không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn mang yếu tố văn hóa, tinh thần, thể hiện sự đặc biệt, đặc thù, khác biệt giữa Thủ đô với các địa phương khác. Với việc triển khai thi hành bài bản, khoa học, chắc chắn Luật Thủ đô sẽ tạo không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện, trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng tầm là Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Di chuyển tới 450 km/lần sạc, động cơ mạnh mẽ nhất trong các dòng MPV 7 chỗ, mẫu xe điện Limo Green không chỉ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu di chuyển hàng ngày mà còn là “chiến mã” lý tưởng cho những chuyến du lịch xa của những gia đình đa thế hệ.

Tin khác

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động