Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm
Đặc sản na Đồng Bành vào vụ tràn ngập chợ dân sinh và chợ mạng Thịt lợn giá rẻ tràn lan khắp "chợ mạng" |
“Chợ cư dân” tin và tiện
Nắm bắt được nhu cầu mua sắm thực phẩm online của người dân trong mùa dịch, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm “sạch”, đồ quê, đồ nhà làm… đã liên tục xuất hiện mạng xã hội, đặc biệt là tại hội nhóm của các khu chung cư trên địa bàn Thành phố. Chỉ cần 1 chiếc điện thoại, 5 - 10 phút lướt facebook tìm kiếm, các bà nội trợ bận rộn đã có thể đặt mua cho mình đẩy đủ những thực phẩm được quảng cáo là “sạch”, “ngon - bổ - rẻ”, có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người dân nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm trên các "Chợ cư dân" (Ảnh chụp màn hình) |
Chị Cao Thu Anh (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, từ ngày dịch Covid-19 xuất hiện, gia đình chị đã chuyển từ thói quen mua sắm trực tiếp sang mua sắm online, đặc biệt là tại hội nhóm “Chợ cư dân Vinhomes Smart City” - nơi chị đang sống. Hình thức mua sắm này không chỉ giúp chị tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người lạ.
Nói về chất lượng của các loại thực phẩm trên “Chợ cư dân”, chị Thu Anh cho rằng bản thân chị khá yên tâm khi mua sắm ở đây vì người bán đều là cư dân trong chung cư, nếu có vấn đề gì có thể đổi trả hoặc phản ánh trực tiếp.
“Thực phẩm bán tại hội nhóm của khu dân cư có giá cả khá hợp lý, nhìn sạch sẽ hơn tại các chợ dân sinh mà lại còn được miễn phí giao hàng tới tận nhà nên tôi khá thích. Cùng với đó, đa phần người bán đều ở cùng tòa nhà hoặc tòa lân cận, chạm mặt nhau hằng ngày nên tôi nghĩ không cần phải quá lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm” - chị Thu Anh chia sẻ.
Cùng suy nghĩ với chị Thu Anh, rất nhiều người dân tại các khu chung cư khác cũng tin tưởng vào chợ cư dân nơi mình sinh sống. Theo họ, đa phần các thực phẩm tại đây là đồ quê, đặc sản vùng miền hoặc đồ do chính người bán làm ra, không sử dụng chất phụ gia, bảo quản.
Chị Đàm Thu Thảo (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) cho hay, mỗi khi gia đình có việc gấp hay trời mua gió, ngại ra ngoài chị lại lên nhóm “Chợ cư dân 789 Xuân Đỉnh” để đặt đồ ăn. “Đồ ăn trên chợ cư dân khá đa dạng, muốn tự nấu thì có thể mua thực phẩm tươi sống, hôm nào làm biếng thì có thể mua luôn thức ăn đã được chế biến sẵn, món Á hay Âu gì đều có” - chị Thu Thảo vui vẻ nói
Nhưng một số nơi còn bỏ ngỏ khâu chất lượng
Tuy nhiên không được may mắn như chị Thu Anh hay chị Thu Thảo, cũng tin tưởng vào “Chợ cư dân” nơi mình sống, chị Nguyễn Ngọc Hoa (sống tại chung cư Mỹ Đình Plaza 2) lại được phen hú vía khi đặt phải thực phẩm “sạch” nhưng lại bốc mùi ôi thiu.
“Bình thường tôi vẫn hay mua thực phẩm online trên “Chợ cư dân” của khu chung cư, thế nhưng 2 ngày gần đây tôi liên tục đặt phải thịt bò đã rỉ nước vàng, bốc mùi ôi thiu và nho Mỹ nhập khẩu nhưng ăn vào rất đắng, đậm mùi thuốc trừ sâu. Khi phản ánh lại với người bán họ khăng khăng là sản phẩm không có vấn đề, là do tôi bảo quản không đúng cách. Trong khi tôi chỉ mua cách đấy chưa đến 3 tiếng đồng hồ” - chị Hoa chia sẻ.
Cần nâng cao cảnh giác
Có thể nói sản phẩm được bán trên các “Chợ cư dân” hiện nay, nhiều sản phẩm đến tay người dùng trong tình trạng “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc và không có hạn dùng, song người mua hầu như không quan tâm bởi... tin tưởng vào người bán. Bên cạnh đó, việc xử phạt các cửa hàng kinh doanh online hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn do khung pháp lý chưa theo kịp với thực tiễn.
Nên lựa chọn thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích để nắm rõ hơn về nguồn gốc, xuất xử sản phẩm. (Ảnh: Mộc Thanh) |
Chi sẻ về vấn đề trên, Luật Sư Bùi thế Vinh (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, hiện nay, rất khó kiểm soát kinh doanh tại các kênh bán hàng trực tuyến vì người bán hàng thường sử dụng một địa chỉ để giao dịch nhưng lại tập kết hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, trong khi 90% giao dịch trên mạng thường không có hóa đơn chứng từ. Việc tìm ra đầu mối cung cấp hàng lậu, hàng giả còn gian nan hơn vì các website và mạng xã hội dễ dàng tạo ra và đóng lại trong thời gian rất nhanh. Luật quy định: Sản phẩm do ai bán thì người đó phải chịu trách nhiệm.
Thế nhưng, chỉ có các sàn thương mại, website của doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng mới xác định được pháp nhân. Còn hầu hết địa chỉ bán hàng của các cá nhân trên mạng là ảo nên không thể khiếu nại, khiếu kiện và quy trách nhiệm người bán. Nhiều trường hợp khi người tiêu dùng phản hồi tiêu cực thì ngay lập tức khóa tài khoản. Điều này khiến công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với hành vi lừa đảo bán hàng qua mạng càng trở nên khó khăn.
Còn theo Thạc sĩ Đỗ Nam Khánh (nghiên cứu sinh chuyên ngành dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội), với thực phẩm online, nguy cơ không chỉ đến từ nguyên liệu mà còn nằm ở quy trình, các công đoạn chế biến thực phẩm. Bởi người bán có thể chưa được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, không có giấy phép kinh doanh và cũng không có cơ quan chức năng nào có thể kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm mà họ làm ra. Chưa kể, nếu dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ mang mầm bệnh. Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của một hay nhiều công đoạn có thể làm cho thực phẩm bị ô nhiễm, nguy cơ ngộ độc rất cao.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online. “Khi mua hàng cần tìm hiểu thật kỹ, xem xét cửa hàng đó có uy tín hay không. Thậm chí có thể đặt hàng ít một để kiểm tra chất lượng chứ không nên ngay lập tức đặt hàng với số lượng lớn. Khi lựa chọn thực phẩm online, người tiêu dùng nên học cách chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm; nên chọn các sản phẩm được bày bán ở nơi có đủ điều kiện bảo quản như siêu thị, cửa hàng tiện ích...” - Thạc sĩ Khánh cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05