Cần sớm khắc phục những bất cập hệ thống nhà chờ, điểm dừng xe buýt

(LĐTĐ) Năm 2019, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự kiến tiếp tục mở mới 21 tuyến xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân trong nội đô. Tuy nhiên , trên thực tế, đến nay, loại hình giao thông công cộng này vẫn chưa đủ sức hấp dẫn bởi những bất cập trong hệ thống điểm dừng, nhà chờ.  
can som khac phuc nhung bat cap he thong nha cho diem dung xe buyt Hà Nội hướng đến giao thông 'xanh'
can som khac phuc nhung bat cap he thong nha cho diem dung xe buyt Hà Nội: Đẩy mạnh khai thác hoạt động vận tải công cộng

Đến thời điểm hiện tại, toàn Thành phố có 123 tuyến buýt với gần 2.000 phương tiện, bao phủ 100% các quận, huyện, thị xã; 100% các trường học; 86% khu công nghiệp và 90% khu đô thị hiện hữu. Cùng với sự phát triển mạng lưới xe buýt Hà Nội, hệ thống điểm dừng, nhà chờ cũng được xây dựng ngày càng nhiều, nhưng lại đang tồn tại không ít bất cập.

Hiện nay, chỉ cần dạo một vòng quanh Hà Nội, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các điểm dừng, nhà chờ xe buýt thiếu mái che. Điển hình như trên trục đường Nguyễn Khoái kéo dài từ quận Hai Bà Trưng sang quận Hoàng Mai hay dọc đường Phạm Văn Đồng, Vũ Phạm Hàm, Phạm Văn Bạch, Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy)… hàng chục điểm dừng xe buýt chỉ có một cọc sắt gắn biển ghi thông tin số hiệu tuyến và lộ trình.

Hành khách muốn đi xe buýt không có cách nào khác ngoài chờ đợi giữa trời bất kể nắng, mưa. Điều ngày khiến nhiều người vô cùng bức xúc và lựa chọn di chuyển bằng phương tiện khác.

can som khac phuc nhung bat cap he thong nha cho diem dung xe buyt
Đến năm 2019, Thành phố Hà Nội chỉ có 385 trong số 3.000 điểm dừng xe buýt có nhà chờ

Chị Đinh Thị Lan Anh (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) chia sẻ: “Thi thoảng có việc cần chờ xe buýt tại điểm trên đường Phạm Văn Đồng hay điểm Nguyễn Phong Sắc đối diện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tôi cảm thấy rất bức xúc. Nhiều khi trời mưa chẳng biết trú vào đâu đành phải vẫy taxi đi, vừa tốn kém lại mất thời gian”.

Bên cạnh đó, nhiều điểm dừng, nhà chờ trên địa bàn thành phố dù có mái che nhưng bị xe ôm, hàng quán chiếm dụng, thậm chí trở thành nơi tập kết rác thải, vật liệu xây dựng... Ví dụ như điểm chờ ở đối diện Đại học Giao thông Vận tải (quận Cầu Giấy), điểm chờ trường Đại học Kiến Trúc (quận Thanh Xuân), điểm dừng xe buýt trước cổng Bến xe Nước Ngầm (quận Hoàng Mai)…

Nội thành đã vậy, những tuyến đường càng xa trung tâm thành phố lại càng khan hiếm những điểm dừng xe buýt có nhà chờ, ghế ngồi, mái che. Tần suất các chuyến xe ít, thời gian chờ đợi lâu trong khi nhiều tuyến đường lại thiếu cây xanh che phủ cho nên hành khách đứng chờ xe buýt rất vất vả.

Theo thống kê của sở Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến năm 2019, Thành phố chỉ có 385 trong số 3.000 điểm dừng có nhà chờ. Với điều kiện giao thông ở Hà Nội hiện nay, sự hiếu hụt sự thiếu hụt các điểm dừng có nhà chờ cho hành khách là một sự bất tiện rất lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển nhà chờ hiện cũng gặp phải nhiều trở ngại, bất cập. Ở khu vực nội thành, hạ tầng để phát triển nhà chờ rất khó khăn, vỉa hè hẹp không cho phép, đặc biệt là thường gặp phải sự không ủng hộ của những người dân sinh sống, kinh doanh, buôn bán và các đơn vị ở trên vỉa hè, lề đường được chọn để xây dựng điểm dừng và nhà chờ.

Trong khi đó, ở ngoại thành, hạ tầng chưa phát triển, nhiều vị trí chưa có vỉa hè, lòng đường, lề đường ổn định để bố trí các nhà chờ, do đó việc phát triển nhà chờ ở ngoại thành rất kém, tỷ lệ nhà chờ thấp.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cập kể trên là do từ trước tới nay, Hà Nội vẫn chỉ xem hệ thống điểm dừng, nhà chờ như một hợp phần đi kèm của xe buýt mà chưa được xem xét, tách thành một quy hoạch riêng, song hành với quy hoạch mạng lưới vận tải công cộng như đúng với vai trò của nó.

Vì vậy, để tạo thuận lợi cho hành khách trong lúc chờ, đón xe, cùng với việc đầu tư xe mới phục vụ khai thác những tuyến buýt chất lượng cao, các cơ quan chức năng cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư xây dựng, quy hoạch, thiết kế hợp lý hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt có mái che sao cho dễ tiếp cận, an toàn để thu hút người dân đến với loại hình vận tải công cộng thiết yếu này.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.

Tin khác

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động