Cần bổ sung vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn, việc nợ lương diễn ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp khiến đời sống NLĐ càng thêm chật vật. Với quy định, nếu trả lương chậm so với thỏa thuận từ 15 ngày trở lên, NSDLĐ sẽ phải trả lãi cho NLĐ, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động ban hành mới đây được xem là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm hạn chế việc doanh nghiệp chậm trả lương, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ . Tuy vậy, xung quanh quy định này, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.

Công nhân mừng

Là công nhân của một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Cơ khí xây dựng, cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) hết sức chật vật bởi anh thường xuyên bị công ty nợ lương. "Ngành xây dựng gặp khó, hàng hóa công ty làm ra không đủ sức cạnh tranh, bị tồn đọng nhiều, lương công nhân thường xuyên bị chậm, có khi cả nửa năm. Trong khi đó vợ tôi không có việc làm, hai con còn nhỏ, kinh tế gia đình trông cả vào lương của tôi. Tôi thường xuyên phải chạy xe ôm ngoài giờ để kiếm thêm", anh Tiến chia sẻ. Chính bởi vậy, khi nghe tin Chính phủ quy định, từ 1/3/2015, doanh nghiệp chậm trả lương cho NLĐ từ 15 ngày trở lên sẽ bị phạt lãi, anh Tiến rất vui: "Nếu quy định này được thực hiện nghiêm thì không chỉ riêng tôi mà rất nhiều CNLĐ khác trong ngành xây dựng sẽ không còn nơm nớp lo bị trả lương chậm và nợ lương nữa, vì tình trạng nợ lương trong ngành xây dựng đang rất phổ biến".

Chị Nguyễn Thu Hằng, CNLĐ tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên Hà Nội cũng bày tỏ sự đồng tình với quy định doanh nghiệp chậm trả lương sẽ bị phạt lãi. "Tình trạng doanh nghiệp nợ lương, chậm lương của người lao động vẫn phổ biến. Nhiều nơi công nhân tiến hành đình công, ngừng việc tập thể để đòi chủ trả lương, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn làm ngơ. Công nhân đi làm chỉ biết trông vào lương chứ có khoản thu nào khác đâu? Mong rằng quy định này sẽ được thực hiện triệt để, để người sử dụng lao động có ý thức hơn trong việc chi trả tiền lương cho người lao động", chị Hằng nói.  

Tuy vậy, cả anh Tiến và chị Hằng đều không tránh khỏi những băn khoăn. "Không biết quy định này có được thực hiện triệt để không, vì theo tôi được biết, trước đây, Chính phủ từng có quy định phạt doanh nghiệp chậm trả lương, nhưng đến nay tình trạng nợ lương vẫn phổ biến, hơn nữa nếu doanh nghiệp lách luật, không nợ lương hoàn toàn mà trả tạm ứng, trả luân phiên, nhỏ giọt thì có bị phạt hay không, phạt như thế nào?", anh Tiến thắc mắc. Còn chị Hằng thì thở dài: "Người lao động trong lúc khó khăn chỉ mong nhận được lương là tốt lắm rồi, không ai muốn bị nợ để đòi lãi cả, nếu có đòi, lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Doanh nghiệp đã không có tiền để trả lương, thì sẽ khó có tiền để trả lãi".

Doanh nghiệp lo

Trái ngược với ý kiến của những người lao động, đại diện những doanh nghiệp vừa và nhỏ tỏ ra lo lắng. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Đức, giám đốc một công ty về vật liệu xây dựng có trụ sở trên địa bàn quận Cầu Giấy cho rằng, bản thân doanh nghiệp đa phần đều quan tâm đến đời sống của người lao động. Nhưng thực tế, nhiều khi đã cố xoay tiền để chi trả lương cho nhân viên nhưng có thời điểm rất khó khăn. Hiện nay, việc công ty có quỹ lương ổn định 500 triệu đồng để đảm bảo cho gần 40 lao động đang là một thách thức lớn. Do đó việc chậm lương 10 hay 15 ngày  là việc có thể chấp nhận được. Nếu chậm mà bị phạt, nhưng phạt vẫn không thể giải quyết được vì thực tế công ty vẫn không có đủ tiền trả.  Ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp có tiền trong tài khoản mà không trả lương cho  NLĐ thì phải xử phạt hành chính nhưng số này rất ít. Tuy nhiên, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn, hàng hóa tồn đọng nhiều, DN không thanh khoản được nên muốn trả lương cho người lao động cũng không thực hiện được. Nghị định cần phải làm rõ hơn việc chậm trả lương trong thời hạn bao nhiêu tháng sẽ bị phạt, hay cứ chậm một tháng là bị phạt ngay.  

Đại diện một số doanh nghiệp khác thì cho rằng, trên thực tế, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu như việc chi trả chậm tiền lương bị phạt tiền nặng họ sẽ tiến hành giải pháp sa thải bớt lao động để giảm tối thiểu quỹ lương và lúc đó người lao động sẽ là người gặp khó khăn.

Một số nội dung chưa hợp lý

Với chức năng đại diện bảo vệ, chăm lo cho người lao động, hầu hết các cán bộ Công đoàn khi được hỏi đều cho rằng, quy định xử phạt doanh nghiệp chậm trả lương là một biện pháp mạnh để quản lý tốt hơn việc trả lương, răn đe các doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách tiền lương, bảo vệ quyền lợi người lao động. "Nghị định này có hiệu lực sẽ khiến các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc trả lương cho người lao động. Ngược lại người lao động cũng yên tâm hơn trong việc nhận tiền lương từ chủ sử dụng lao động. Tinh thần lao động của họ sẽ tăng và lúc đó người sử dụng lao động chính là người hưởng được thành quả mang đến từ chính người lao động", TS Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách kinh tế xã hội và thi đua khen thưởng (Tổng LĐLĐ Việt Nam) khẳng định.

Mặc dù có tính ưu việt, nhân văn, song  theo TS Đặng Quang Điều, một số nội dung trong Nghị định 05/2015/NĐ-CP vẫn chưa thực sự hợp lý. Nghị định quy định việc doanh nghiệp trả lãi dựa trên mức lãi suất tiền gửi, trong khi người lao động không lấy lương để gửi cho doanh nghiệp, mà bản thân doanh nghiệp đang nợ lương của người lao động (tức là doanh nghiệp đang vay của người lao động). Chính vì vậy, mức lãi suất làm căn cứ để doanh nghiệp trả lãi nếu chậm lương của người lao động phải được tính dựa trên lãi suất tiền vay (cao hơn quy định hiện hành khoảng 3-4%) mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Tính như vậy mới chặt chẽ và hạn chế được việc doanh nghiệp dùng quỹ tiền lương chậm trả cho lao động để quay vòng. Mặt khác, theo TS Đặng Quang Điều, thay vì việc quy định các doanh nghiệp chậm lương phải trả lãi cho từng lao động, nghị định cũng nên bổ sung vai trò đại diện của các tổ chức Công đoàn trong việc xử lý chậm lương, nợ lương của lao động. Nên để CĐCS đứng ra đòi số tiền lãi này. Số tiền lãi mà doanh nghiệp trả có thể được Công đoàn gửi lại cho người lao động, hoặc cũng có thể chuyển vào quỹ phúc lợi để chăm lo đời sống cho công nhân lao động.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Khu Di tích K9 Đá Chông (huyện Ba Vì), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm quy định để giảm tai nạn lao động

Nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm quy định để giảm tai nạn lao động

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn đã và đang gây thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần cho người sử dụng lao động và người lao động do đó để giảm các vụ tai nạn lao động thì việc tuân thủ các quy định an toàn trong lao động là điều kiện tiên quyết.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cho công nhân lao động

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thời gian qua, Công đoàn Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam chi nhánh Hà Nội (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã đổi mới công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động.
LĐLĐ Đống Đa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong CNVCLĐ

LĐLĐ Đống Đa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa vừa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa.
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từ công tác tập huấn thường xuyên

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từ công tác tập huấn thường xuyên

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ), Công đoàn Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Tân Phát (Tân Phát ETEK) tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức của đoàn viên Công đoàn trong việc tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy.
Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Để luôn là Tháng Công nhân

Để luôn là Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được xác định là tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên, người lao động; phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; đồng thời triển khai hoạt động tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Xem thêm
Phiên bản di động