Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới
Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng hơn 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn. |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đưa công nghệ số Việt Nam sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu. Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và tiến ra thế giới.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghệ số tiếp tục là điểm sáng khi doanh thu năm 2022 ước tính đạt 148 tỷ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động, xuất khẩu công nghệ số ước tính đạt 136 tỷ USD, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 tầm nhìn 2045, xác định muốn đất nước đi lên thành một nước công nghiệp có cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hóa và một nền sản xuất hiện đại thì phải làm nhiều việc phi thường. Mục tiêu đặt ra từ 2020 - 2030 phải tăng trưởng 7%/năm. Việc này không đơn giản, không duy ý chí nhưng phải có những giải pháp rất đặc biệt, những khát vọng mãnh liệt, những khát vọng mà trong cộng đồng công nghệ thông tin 20 năm trước chúng ta đã từng có.
Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022 cho các doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc |
Công nghiệp công nghệ thông tin đã có một vị trí quan trọng. Doanh thu năm qua đạt 135 tỷ USD, xuất khẩu đạt 130 tỷ USD nhưng chủ yếu là phần cứng và của doanh nghiệp FDI. Trong khi xuất khẩu phần mềm, dịch vụ và nội dung số chỉ đạt khoảng 5%. Đến nay, Việt Nam có khoảng 65.000 doanh nghiệp nhưng doanh thu chỉ xấp xỉ 5 tỷ USD, đa phần ở các doanh nghiệp lớn.
Theo Phó Thủ tướng, không phải tất cả mọi kỳ vọng đặt hết lên vai giới công nghệ thông tin nhưng đây là một trong những lực lượng đặc biệt quyết định sự thành bại của cuộc chiến chống nghèo đói. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là kinh tế số chiếm 30% GDP. Đây là con số thách thức nhưng có thể làm được. Chúng ta chỉ còn 7 - 8 năm thực hiện mục tiêu và không thể không làm. Công nghệ thống tin là một trong những lực lượng quyết định liệu Việt Nam có đi nhanh được đến vậy không.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng, theo Phó Thủ tướng cần tập trung hơn vào vấn đề đào tạo nhân lực, việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cần đi sâu vào những mũi nhọn mới của thế giới.
“Thị trường nước ngoài là vô tận, vậy thì chúng ta phải cùng nhau, phải thay đổi cách làm, cách đi. Nhưng dù là trong nước hay ngoài nước thì phải hình thành đội ngũ. Tôi mong muốn các hiệp hội phát triển mạnh hơn và làm đúng vai trò của mình. Các doanh nghiệp nòng cốt cần cùng nhau, bằng danh dự những người đi đầu, bước thẳng vào kỹ thuật số, mở đường cho đổi mới. Bước sang giai đoạn mới phải phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn. Lịch sử lại giao cho giới công nghệ thông tin sứ mạng là một trong những mũi nhọn mở đường trong sự nghiệp đưa đất nước thoát nghèo và người dân phải sống hạnh phúc hơn”, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp đã thành công ở thị trường trong và nước ngoài đã trình bày tham luận với các nội dung: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn kinh tế trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; giải pháp nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; hợp tác giữa các doanh nghiệp CNS Việt Nam và các BigTech để đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thị trường quốc tế…
Các đại biểu tham quan trải nghiệm gian hàng của Công ty Cổ phần giao hàng tiết kiệm |
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.
Có 52 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 được trao, gồm 40 giải Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc cùng 12 giải Vàng, Bạc, Đồng theo 4 hạng mục “Sản phẩm số tiềm năng”; “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”; “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”; “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”.
Ngoài ra, hoạt động bên lề diễn đàn là triển lãm với hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tiêu biểu phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2019. Diễn đàn đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới - đó là Make in Viet Nam. Diễn đàn đã trở thành một trong những sự kiện thường niên lớn nhất của ngành công nghệ số Việt Nam với vai trò dẫn dắt, định hình đường hướng phát triển của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Năm nay, Diễn đàn tổ chức với chủ đề: Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sự kiện được tổ chức với 2 điểm cầu trực tuyến tại Nhật Bản và Singapore. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35