Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải nguyên nhân dẫn đến rút bảo hiểm một lần
Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khoảng 506.000 người lao động mất việc, giãn việc, thiếu việc |
Sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành phiên chất vấn.
![]() |
Quang cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) đặt vấn đề: Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp đã khiến nhiều người lao động mất việc làm, không có thu nhập. Trong bối cảnh đó, nhiều người lao động đã lựa chọn hưởng bảo hiểm một lần vì cần một khoản tiền để chi tiêu trang trải cuộc sống. Tình trạng này không những tạo sức ép lớn về đến hệ thống an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.
Đại biểu Tráng A Dương đề nghị xem xét thành lập quỹ hỗ trợ cho người lao động nhằm giúp người lao động giảm bớt khó khăn, ổn định trong cuộc sống; đồng thời xem xét bổ sung Quỹ quốc gia về việc làm đối với địa phương để có thêm nguồn thu nhập hỗ trợ cho người lao động.
Trả lời đại biểu Tráng A Dương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, thời gian qua, tình hình rút bảo hiểm một lần có chiều hướng gia tăng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, tình trạng này gia tăng nhiều hơn, nhất là trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
![]() |
Đại biểu Tráng A Dương nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, phải tìm ra nguyên nhân để có các giải pháp cụ thể.
Về việc có nên thành lập quỹ hỗ trợ cho người lao động hay không? Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận ý kiến của đại biểu song cho rằng, đây chỉ là một trong nhiều giải pháp. Bởi lẽ, để giảm và tiến tới không còn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần thì đòi hỏi rất nhiều giải pháp liên quan, đặc biệt là phải tạo ra công ăn việc làm, thu nhập, đời sống tốt hơn cho người lao động.
“Chúng tôi sẽ suy nghĩ thấu đáo về việc thành lập quỹ hỗ trợ cho người lao động; bởi việc này cần đánh giá tác động kỹ lưỡng về căn cứ, tác động, báo cáo các cấp có thẩm quyền, thậm chí là phải báo cáo Quốc hội xem xét”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Trước đó, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Đó là, đa số người lao động có thu nhập không cao, khả năng tích lũy không nhiều dẫn đến khi mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn. Hầu hết lao động trẻ có tâm lý chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm lao động.
“Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc, làm gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.
![]() |
Các đại biểu dự phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường lao động nhằm duy trì việc làm cho người lao động. Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng thực sự là công cụ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cần tăng cường phát huy hiệu quả các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính trước mắt của người lao động như chính sách hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội...
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân nói chung và người tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống bảo hiểm xã hội thông qua đẩy mạnh cải cách tinh gọn bộ máy tổ chức thực hiện, nâng cao tính hiệu quả trong thực thi chính sách.
“Đặc biệt là sửa đổi quy định chính sách nhằm phù hợp, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023
Tin khác

Hưng Yên lấy nông dân là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp
Tin mới 23/09/2023 19:47

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tiếp Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản
Tin mới 22/09/2023 21:56

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Tin mới 22/09/2023 15:09

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng vào Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023
Tin mới 22/09/2023 14:47

Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường
Sự kiện 22/09/2023 12:24

Nhà báo Phan Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển
Thời sự 22/09/2023 12:19

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
Sự kiện 22/09/2023 11:23

Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Sự kiện 22/09/2023 10:32

Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết
Sự kiện 22/09/2023 09:17

TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm
Sự kiện 22/09/2023 08:56