Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khoảng 506.000 người lao động mất việc, giãn việc, thiếu việc
Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị Nên mở phạm vi cho người lao động thuộc diện phải đóng thuế thu nhập được mua nhà ở xã hội Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn |
Sáng nay (6/6), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về thực trạng việc làm, nguồn nhân lực, quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội...
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Cụ thể, nội dung chất vấn tập trung vào giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nhóm vấn đề khác được xác định đang rất “nóng” với ngành là thực trạng việc làm cho người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động giai đoạn hiện nay; giải pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng được chất vấn về công tác quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội; giải pháp khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng… cũng là những nội dung quan trọng nằm trong nhóm vấn đề chất vấn của ngành lao động, thương binh và xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ sẽ “chia lửa” với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong phiên đăng đàn trả lời chất vấn này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Phát biểu trước khi trực tiếp trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cảm ơn Quốc hội đã tạo điều kiện để ngành được báo cáo Quốc hội về những vấn đề lớn, có ý nghĩa chiến lược quốc gia, liên quan trực tiếp đến đời sống, miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày của người dân, người lao động.
Bộ trưởng điểm lại tình hình khó khăn ảnh hưởng tới thị trường lao động, việc làm cũng như nền kinh tế và đời sống người dân. Xu hướng thu hẹp thị trường sản xuất, quy mô việc làm đã diễn ra từ cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu, cả nước đã khơi dậy tinh thần tương thân tương ái để từng bước vượt qua những thách thức khó khăn, để triển khai những chính sách xã hội rộng lớn, trong đó có những chính sách chưa từng có tiền lệ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung điểm lại, hơn 2 năm qua, với Nghị quyết 30 của Quốc hội, cả nước đã triển khai 4 chính sách lớn nhằm hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong khắc phục khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 với trên 120.000 tỷ đồng, hỗ trợ trên 68 triệu lượt người dân, người lao động và trên 1,4 triệu lượt người sử dụng lao động.
Công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực ngày càng được các bậc cha mẹ, người học và xã hội quan tâm. Quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo được nâng lên góp phần quyết định vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bảo hiểm xã hội và công tác quản lý bảo hiểm xã hội ngày một đi vào nề nếp, giữ vai trò trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.
Tuy nhiên khi đối diện với những khó khăn, thách thức rất lớn trong và ngoài nước, sản xuất, kinh doanh trong nước đã và đang gặp nhiều khó khăn, vấn đề đời sống, lao động và việc làm cũng nảy sinh nhiều vấn đề phải đối mặt.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Thông tin về tình trạng thiếu việc làm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, bình quân tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 là 2,25%. Thời điểm hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp có gia tăng nhưng không phải riêng Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 của Việt Nam so với các quốc gia ở ngưỡng thấp. Ngày 26/5 đã có thống kê, báo cáo chính thức, số mất việc, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng, yếu tố khác là khoảng 506.000 người, trong đó, khoảng 270.000 người mất việc.
“Tình trạng này, có nguyên nhân do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi lực lượng lao động và giải quyết chính sách với Bộ Luật Lao động”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đoàn Hà Nội dẫn đầu thuyết phục tại Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024
Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu
Bão lũ đi qua, tình người ở lại
Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà
Tin khác
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?
Tin mới 10/09/2024 06:25
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện
Tin mới 09/09/2024 22:01
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 09/09/2024 20:54
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3
Tin mới 09/09/2024 20:51
Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh
Tin mới 09/09/2024 19:41
Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3
Tin mới 09/09/2024 19:31
Công an tỉnh Phú Thọ lập Tổ tiếp nhận thông tin khẩn cấp liên quan vụ sập cầu Phong Châu
Tin mới 09/09/2024 18:14
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Mozambique
Tin mới 09/09/2024 17:35
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3
Tin mới 09/09/2024 17:30
Nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ
Tin mới 09/09/2024 17:01