Học sinh đua nhau tôn sùng Khá Bảnh: Sự hâm mộ lệch chuẩn?
Ảnh hưởng từ những video độc hại: Làm thể nào để bảo vệ con | |
Tuyệt chiêu giúp con nuôi dưỡng tư duy “không sợ hãi” | |
Video độc hại liên tục bủa vây, có nên cho trẻ xem Youtube nữa không? |
Tôn sùng như thần tượng
Xuất hiện trên mạng xã hội cách đây khá lâu, Ngô Bá Khá (hay còn gọi là Khá Bảnh quê Bắc Ninh) nổi tiếng với điệu nhảy “múa quạt” còn được cư dân mạng gọi với cái tên là “VinaHey”.
Sau đó, Khá Bảnh được biết đến nhiều hơn với những clip hướng dẫn “quẩy” trong bar, livestream nói tục, chửi thề. Những video clip đăng tải của người này thường chứa những nội dung liên quan tới lối sống “giang hồ” bất cần như đòi nợ, hút hít, gái gú, rượu bia... cổ súy cho những quan niệm lệch chuẩn về đạo đức.
Mới đây nhất, Khá Bảnh cùng nhóm bạn thản nhiên dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.
Trong những video được đăng tải trước đó, Khá Bảnh kể rằng anh ta chỉ học hết lớp 7, hay đánh nhau nên phải đi trại giáo dưỡng từ năm 17 tuổi vì tội hành hung, cố ý gây thương tích người khác, sau đó lại vào tù vì đánh người gây thương tích liên quan đến chuyện đòi nợ.
Thật đáng bất ngờ, chính những hoạt động trên đã mang đến cho Khá Bảnh một lượng “fan hâm mộ” không hề nhỏ. Trang facebook của Khá Bảnh có hơn 600.000 lượt theo dõi, kênh Youtube cá nhân cũng có gần 2 triệu lượt đăng ký. Mỗi clip của Khá Bảnh đăng tải đều thu hút tới cả chục triệu lượt xem với rất nhiều lượt tương tác, bình luận.
Trong lần xuất hiện mới đây tại TP Yên Bái, Khá Bảnh được nhiều bạn trẻ vây quanh chào đón, trong đó có không ít bạn còn nguyên đồng phục, thậm chí cả người lớn xin chữ ký, chụp ảnh chung, phấn khích gọi tên...
Theo khảo sát của PV báo Lao động Thủ đô tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội, có một số lượng không nhỏ học sinh tỏ ra “ngưỡng mộ” Khá Bảnh. Ăn mặc, cắt tóc giống Khá Bảnh, thậm chí những điệu nhảy điệu nhảy “múa quạt” còn được các em học sinh thể hiện trong lớp, trong trường học.
Khi được hỏi, nhiều em nhỏ biết đến quá khứ bất hảo, hoạt động thiếu lành mạnh của hiện tượng mạng này nhưng vẫn vô cùng thích thú. Điều này khiến không ít người tỏ ra lo lắng khi dường như các giá trị, chuẩn mực đạo đức của giới trẻ đã thay đổi. Những câu hỏi được đặt ra, đó là tại sao giới trẻ bây giờ lại lấy một thanh niên như Khá Bảnh làm quy chuẩn để thần tượng.
Trang Youtube của Khá Bảnh có gần 2 triệu lượt theo dõi |
Theo phân tích tâm lý lứa tuổi của Th.s Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục, cho biết: Những học sinh tỏ ra hâm mộ và làm theo những hiện tượng xuất hiện trên mạng xã hội chủ yếu là học sinh cấp 2 và cấp 3, là giai đoạn tuổi dậy thì. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, thích khám phá những điều mới lạ. Thậm chí những điều bố mẹ cấm, nhà trường cấm thì lại có xu hướng thích làm.
Do đó, việc hâm mộ hay bắt chước những thứ trẻ cảm thấy thích thú là cách chúng thể hiện, tìm kiếm giới hạn bản thân. Nếu trong khuôn khổ bạn bè với nhau, trao đổi thông thường, chúng biết giao tiếp với ai như thế nào, điều chỉnh được hành vi sẽ không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, khi cách ứng xử của con có dấu hiệu vượt qua khỏi quy chuẩn, cha mẹ cần sát sao để định hướng giáo dục.
Cần biết con đang xem gì
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, học sinh ngày nay sớm được tiếp cận với một thế giới mở, liên kết với nhiều người. Chỉ dựa vào những video clip, những livestream chia sẻ hay những phát ngôn cuồng, gây sốc mà Khá Bảnh trở thành một hiện tượng, một kiểu "thần tượng" trên mạng xã hội của lứa tuổi dậy thì. Nhiều bình luận, tương tác của các bạn trẻ lại càng làm cho anh ta nổi tiếng hơn, giúp lan tỏa hình ảnh của anh ta trên mạng xã hội.
Nhiều bậc cha mẹ chia sẻ, họ rất khó kiểm soát được con xem gì, thời gian con xem bởi bận rộn với công việc. Mặt khác khi giao những thiết bị điện tử cho con, việc con tiếp xúc với những video như trên là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc khảo sát tại các trường học, nhiều em học sinh cũng cho biết việc các em đang xem, thích thú, trao đổi với nhau về Khá Bảnh bố mẹ cũng không hay biết.
Cũng theo Th.s Lã Linh Nga, hiện nay nhiều phụ huynh đang gặp vấn đề trong việc để con cái sử dụng điện thoại tràn lan. Khi con có dấu hiệu nghiện điện thoại, có hành vi quá giới hạn cha mẹ mới can thiệp lúc đó những đứa trẻ sẽ phản ứng vô cùng khủng khiếp, bởi tuổi này là tuổi các con chưa ý thức được hậu quả.
Sự lệch lạc trên có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu cực trong xã hội thực, nhất là đối với giới trẻ đang trong quá trình rất quan trọng định hình tư duy, nhân sinh quan, nhân cách. Cha mẹ phải lựa rất khéo, cần gần gũi hơn nữa với con em mình, hiểu được con mình muốn gì, đang xem gì, tiếp cận cái gì để kịp thời điều chỉnh hành vi, lối sống của các em.
Ngoài ra, cần sự quan tâm của nhà trường, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền trước những biểu hiện, vi phạm về đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, thậm chí dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29