Bình minh gợn sóng

(LĐTĐ) Mùa xuân năm thứ hai khi dịch bệnh quay trở lại, mẹ nói với tôi: “Mẹ phải đi một chuyến, con phải đến ở với bố thôi”.
Chiều sẫm và bình minh trong khu cách ly Bình minh trên bến Hải Bình

1. Tôi đang đọc cuốn sách của Rick Yancey, chìm đắm trong mối tình thời kỳ hủy diệt của Cassie Sullivian và Evan Walker. Thành phố vào những ngày bắt đầu có vài ca bệnh trở lại, đường đã thưa thớt hơn, bình minh cũng đến muộn, cảm giác như gợn một cơn sóng vô hình trong không gian tĩnh lặng. Tôi gấp sách lại, ngạc nhiên nhìn mẹ:

“Đến ở với bố ư? Con không nghĩ đó là ý hay đâu! Con có thể ở lại đây, một mình!”

Mẹ vừa mặc vào người bộ quần áo y tế trắng toát, vừa nói với tôi: “Mẹ không biết bao giờ sẽ quay trở lại, cho nên mẹ không muốn con ở một mình. Các trường học cũng đóng cửa rồi, con phải…”

“Mẹ, chẳng phải trước đây mỗi lần bố lên thành phố đón con, mẹ đều không muốn con đi với bố?”. “Bây giờ tình hình khác rồi!”. Mẹ nói rồi cầm túi xách nặng trịch lao ra cửa. Khi dịch bệnh đến, mẹ dường như vắng mặt suốt cả ngày.

Cuối tuần, tôi gói gém đồ đạc ném lên xe, mẹ chở tôi về ngoại ô thành phố. Mẹ thả tôi xuống con đường nhỏ của vùng quê, hai bên là hàng hoa chiều tím nở rộ, rung rinh trong nắng xuân. Tôi không hiểu tại sao từ ngày ly hôn, bố tôi lại nhất định rời bỏ thành phố về vùng quê này. Bố từng nói với tôi, những chuyến đi của mẹ khiến bố ngày càng trở nên khó tính đến cực đoan.

“Bố muốn tĩnh lặng trong một thời gian, để xem mình đã làm sai điều gì!”, bố nói thế.

Thời gian đầu, tôi vẫn hy vọng bố quay trở về thành phố, nói với chúng tôi rằng bố đã sai rồi. Nhưng năm này qua năm khác, tôi học hết trung học, lên đến đại học, bố vẫn không quay trở lại.

Tôi xách túi đi vào cánh cổng gỗ giăng mắc đầy những chùm hoa sử quân tử chen chúc trong đám lá xanh mướt. Một mùi thơm của đồng quê sộc vào mũi tôi. Bố chạy ra cổng, nhìn thấy tôi nhưng mắt vẫn còn hướng về làn bụi trên con đường nhỏ, nơi mẹ vừa vội vã phóng xe đi.

“Chào mừng con về với thế giới không dịch bệnh!”, bố đùa gượng gạo. Tôi không vào hùa với bố, chỉ nói: “Con hy vọng sẽ sớm được trở lại trường”.

Khi còn ở thành phố, bố làm nghề kiến trúc thiết kế các căn hộ. Khi về quê, bố trồng hoa cây cảnh. Vào mùa sau Tết, hầu như không có khách đến mua. Bố nhận lại những cây đào đã chơi qua Tết từ các gia đình trong thị trấn, lại trồng xuống và chăm sóc nó. Có một vài cây đào nở muộn, giờ vẫn còn ra hoa, lác đác chấm đỏ trong khu vườn. Bố làm một con đường lát sỏi dẫn tới cái lán hình nấm, đặt cái bàn trà bằng gỗ mộc và hai cái ghế mây. Tôi thích ra vườn vào mỗi sáng sớm, ôm mấy quyển sách rồi nằm dài cho đến trưa.

Bình minh gợn sóng
Minh họa: Sơn Tùng

2. Hôm ấy, bố đi giúp ai đó trồng những cây nho, tôi ở nhà một mình. Buổi chiều tôi ra vườn đọc sách, ngủ quên luôn đến tối. Tôi dậy khi nghe thấy tiếng gọi từ đằng xa: “Này em, dậy thôi, không sợ muỗi sẽ chén thịt sao?”

Tôi mở mắt, thấy điện của khu vườn nhà bên bật sáng. Một người thanh niên đang đứng dưới gốc đào lớn, mỉm cười nhìn tôi.

“Anh là…?”. “Anh là chủ vườn bên. Em là con của chú ấy phải không?”. “À… vâng”. “Anh sang đó được chứ?”. “Được ạ!”

Người thanh niên hiện ra dưới ánh sáng vàng của bóng đèn trong vườn bên hắt lại. Tóc anh cắt ngắn, trên tóc vẫn còn ướt sũng mồ hôi. Anh chỉ mặc áo ba lỗ đen đơn giản, dính sát vào cơ thể, ẩn hiện những khối cơ săn chắc. Theo bước chân của anh, những đường cong tuyệt đẹp ấy liên tục phập phồng lên xuống, từng giọt mồ hôi li ti trượt dọc theo hai cánh tay để trần. Tôi chợt nghĩ: “Không biết từ bao giờ nông dân lại trở nên đẹp đến muốn lấy mạng người ta thế này?”.

Anh bước lại phía tôi, giơ tay bật công tắc đèn trên mái vòm hình nấm. Thật ra, tôi không ra vườn buổi tối nên cũng không biết công tắc điện nhà mình ở đâu.

“Thỉnh thoảng, anh với chú ấy hay ngồi đây trò chuyện! chú ấy kể về em”, anh bắt chuyện. Anh giới thiệu với tôi anh có khu vườn rau hữu cơ ngay bên cạnh vườn đào của bố. Anh là kỹ sư nông nghiệp, vườn rau là đam mê cũng là cuộc sống của anh. Anh nói, nếu mai tôi có thời gian, có thể ghé thăm vườn để ngắm những quả cà chua chín trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Anh cũng trồng nhiều loại rau xanh khác, cung cấp cho bà con trong vùng và có cả một chiếc xe tải để chở rau tới các điểm cung ứng trong thành phố.

“Còn em? Em có học online không hay nghỉ hẳn?”, anh hỏi tôi. “Hiện tại, em chưa có lịch học online, nếu tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp hơn, có thể trường đại học sẽ có kế hoạch học online”, tôi nói với anh. Anh nhìn cuốn sách của tôi đặt trên bàn gỗ, lại nói: “Đã từng có lúc, Cassie không tin tưởng Evan”. Tôi ngạc nhiên vì anh “nông dân” cũng đọc “Làn sóng thứ năm”. Tôi giơ tay lên phác họa điều muốn nói: “Nhưng dù Cassie có nghi ngờ Evan đến thế nào, thì tình yêu vẫn chiến thắng mọi rào cản”. “Em nói đúng!”.

Một lúc sau, đàn muỗi dường như đã thấy hơi người, liền bu lại. Chúng tôi không thể tiếp tục thảo luận về những cuốn sách, đành hẹn sáng hôm sau sẽ đi thăm khu vườn của anh.

3. Sáng hôm sau bố đánh thức tôi dậy, bảo anh đang tìm tôi. Tôi ngái ngủ nhìn anh đứng trước sân, sau lưng là cánh cổng đan đầy hoa sử quân. Tôi bị chói mắt, thật sự không biết do ánh nắng sớm trên vùng quê hay chói mắt vì vẻ đẹp của anh nữa.

“Dậy thôi người đẹp ngủ trong rừng! Sang vườn nhà anh, nếu em muốn một bữa sáng với trứng gà ốp la và cà chua chuẩn OCOP năm sao”, anh gọi với vào trong. Bố tôi cầm cái kéo tỉa mấy cái cành khô trên cây bonsai, nói:

“Nó vốn chẳng thích vùng quê này, cậu cố thử làm nó thay đổi suy nghĩ xem”. Bố cố ý nói lớn, như thể đang tố cáo tôi vậy. Anh đứng giữa sân, lấy tay gạt ngược mái tóc ngắn ra sau, một kiểu động tác làm màu rất dư thừa nhưng lại khiến tim tôi như nổ uỳnh một tiếng. “Nông dân ơi, đừng có đẹp trai như thế được không”, tim tôi âm thầm khóc thảm.

Chỉ qua một bức tường rào, tôi đã ở trong khu vườn nhà anh. Anh làm cho tôi bữa sáng với cà chua và trứng ốp la, thật tuyệt. Sau đó chúng tôi đi thăm vườn. Anh giới thiệu cho tôi khu vườn của anh theo cái cách khiến tôi như đang nghe một audio giới thiệu phong cảnh, đan xen đó là những khát vọng của anh về những sản phẩm nông nghiệp sạch được mang đi khắp thế giới. Anh đưa cho tôi dụng cụ làm vườn, bảo với tôi: “Em thử đi, thật sự rất thú vị!”

Trong buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã thực sự chăm sóc vườn rau của anh. Nước từ vòi phun tự động vô tình phun lên tóc anh, khiến những giọt nước đọng lại trên đuôi tóc, lăn xuống khuôn mặt như được tạo hóa ưu đãi của anh. Thấy tôi nhìn anh chăm chú, anh cười vô ưu, hỏi: “Em nói xem, có nông dân nào đẹp trai như anh không?”

Tôi gật muốn gãy cả cổ. “Phải phải, nhan sắc nông dân thượng hạng!”. Anh nhìn tôi, nụ cười cũng tắt dần trên môi. Anh nói thật nghiêm túc: “Nhưng chưa đẹp bằng em!”

Tôi vội lẩn tránh cái nhìn của anh, thầm nghĩ: “Nông dân bây giờ, khen cũng biết cách vậy sao?”

Tôi đã trải qua những ngày đầu tiên của cuộc sống “về quê tránh dịch” một cách dễ chịu như thế. Buổi sáng chúng tôi chăm sóc vườn rau nhà anh hoặc vườn đào của bố tôi, chiều đến, chúng tôi ngồi đọc sách dưới chòi hình nấm, bàn luận về những tác phẩm văn học mà chúng tôi yêu thích. Đôi lúc, anh gợi ý tôi đọc một vài cuốn sách về nông nghiệp, tôi từ chối.

“Em không có hứng thú với nông nghiệp, em thích trở thành một nhà ngôn ngữ học”, tôi nói với anh. Anh chấp nhận điều đó, nhưng không ngừng nói thêm: “Không sao, chỉ cần em thích nông dân là được!”. Trong khi anh nói điều đó, bàn tay anh đã đưa sang, nắm lấy tay tôi. Bàn tay anh thật ấm.

4. Hôm ấy, anh đánh một xe tải rau đi cứu trợ vùng bị cách ly, nhờ tôi giúp anh tưới vườn rau. Sắp xong việc tôi thấy một người con gái đứng trước cổng nhà anh. Tôi đi tới hỏi cô: “Bạn tìm ai?”. Cô gái không trả lời tôi, đứng khoanh tay trước ngực, nhìn xuống bàn chân mình dưới đất, di nhẹ một chiếc lá vừa mới rơi xuống.

“Dù bạn là ai, là gì của anh ấy, tôi nghĩ, nên để bạn biết điều này…”, cô gái ngừng lời, ngẩng lên nhìn tôi, nói tiếp: “Anh ấy sẽ xuất hiện trước mắt bạn một cách bất ngờ và gợi cảm nhất. Sau đó, anh ấy sẽ mời bạn đến thăm khu vườn. Anh ấy sẽ nói về những điều bạn thích, như thể rất đồng cảm. Anh ấy sẽ nắm tay bạn khi nói rằng bạn sẽ thích nông dân hơn hết thảy… và rồi, anh ấy sẽ hôn bạn, làm cho bạn cảm thấy hy vọng, rồi… có lẽ, anh ấy quen làm thế với mọi cô gái…”. Cô gái nói xong, liền bỏ đi ngay. Dáng cô ấy thật đẹp, tóc dài như hòa vào sóng lúa của đồng quê.

Phải một lúc sau tôi mới hiểu ra cô gái ấy định nói với tôi điều gì. Tim tôi trùng xuống mấy nhịp. Tôi trở về khu vườn của bố, nằm dài trên ghế, đếm những cánh tàn của mấy bông hoa đào còn sót lại.

Chiều tối, anh về nhà và chạy sang tìm tôi. Thấy tôi ở ngoài vườn, anh khẽ hôn lên tóc tôi, rồi nói: “Em này…”

Không hiểu sao, khi nhìn thấy anh, tôi lại thấy giận điên. Tôi vùng dậy, dùng cả hai tay đẩy vào ngực anh, khiến anh bất ngờ. “Anh biến đi!”. “Sao vậy, có chuyện gì với em…”. “Đi mà hỏi những cô bạn gái cũ của anh ấy”

Anh im lặng, nhìn tôi bàng hoàng. Lẽ ra anh sẽ chối phắt đi, kiểu như anh làm gì có bạn gái cũ. Nhưng anh im lặng. Với tôi, im lặng là thừa nhận. Mãi lâu sau, anh mới nói: “Anh không biết ai đó đã nói với em điều gì, nhưng tất cả đã qua rồi, bây giờ, anh…”

Tôi xô mạnh vào vai anh, đi lướt qua anh, bỏ anh lại giữa khu vườn đào xơ xác. Tối hôm ấy, dù bố có gọi thế nào tôi cũng nhất định không mở cửa phòng. Thấy tin nhắn của anh gửi đến, tôi lập tức tắt máy. Đêm hôm ấy tôi không ngủ được, sáng sớm tôi nghe thấy tiếng xe tải rời đi…

Lúc ăn cơm trưa, bố tôi nói: “Đêm qua con không dậy giúp thằng bé. Bố phải sang vườn bên đó thu hoạch hết rau quả để sáng nay chở vào miền Nam. Toàn bộ vườn rau đấy, đến cả tấn. Có con giúp một tay thì đỡ mệt hơn.”

Tôi không nói gì, làm như không quan tâm, nhưng tim tôi đang nổi sóng. Cả đêm nằm nghĩ lại những lời cô gái lạ kia nói với tôi, như thể tôi nằm trọn vẹn trong kịch bản của anh. Nếu cô ấy chưa từng trải qua chuyện đó, thì chắc hẳn đã không thể nói rõ ràng mọi diễn biến đến thế!

Giờ đây, những ngày vui bên anh, lại giống như cái dằm đâm vào tim tôi, để mỗi lần nhớ lại, thấy nhói lên một cái.

5. Anh đi rất lâu. Bố bảo tôi thỉnh thoảng sang ngó nghiêng căn nhà cho anh, nhưng tôi nhất quyết không sang. Cứ hai ba ngày bố lại sang dọn dẹp một lần. Vườn rau đã thu hoạch, trống trải và xơ xác. Bố bảo hạt giống vẫn còn phải bảo quản cho mùa sau nên không thể để lũ chuột tấn công.

Bao nhiêu tin nhắn của anh tôi đều không đọc, thẳng tay xóa bỏ. Mắt không thấy, tim không đau. Nhưng không hiểu sao, vẫn đau. Rồi anh không nhắn tin nữa.

Đợt dịch kéo dài lê thê, các ca bệnh tăng nhanh, thành phố bắt đầu các chỉ thị giãn cách. Mẹ gọi điện nói, miền Nam bây giờ như chiến trường, sống chết không định trước, mẹ không thể về được. Đã có lúc tôi gào lên với mẹ: “Mẹ đi luôn đi cũng được, ai rồi cũng bỏ con mà đi”.

Mẹ không biết, tôi muốn rời khỏi đây như thế nào! Chắc hẳn vì hoa đào đã không còn sót lại bông nào, chắc hẳn bởi vườn nhà bên giờ xơ xác chỉ còn đất khô cằn, chắc hẳn vì hạt giống cũng phải chờ ai đó về mới lại được gieo xuống đất…

Rất lâu sau, anh lại nhắn tin cho tôi. Lần này tôi không xóa đi nữa. Tôi đọc nó. “Sau chuyến cứu trợ, anh theo đoàn tình nguyện đến các vùng dịch để vận chuyển lương thực. Em, hẳn là Cassie đã có lúc không tin Evan, cô ấy đúng. Evan đã không thành thật với cô ấy, nhưng là trước khi anh ấy nhận ra, anh yêu cô ấy đến cháy bỏng, tựa như nếu cả thế giới có phai màu, thì cô ấy vẫn là tiêu điểm rực rỡ nhất...”

Tôi không trả lời tin của anh. Nhưng sáng hôm sau tôi bảo bố đưa chìa khóa nhà anh cho tôi. Bố nhìn tôi đầy nghi hoặc, tôi nhăn nhó nói: “Bố nhìn gì vậy? Chưa thấy người sống bao giờ à?”. Bố cười một cách khó hiểu.

Trong những ngày trông chừng hạt giống cho anh, tôi bắt đầu đọc những cuốn sách nông nghiệp mà anh chất đầy trong nhà, lẫn với những cuốn sách mà chúng tôi từng bàn luận. Tôi thử gieo một luống cà chua, đợi nó nảy mầm. Rồi tôi lại gieo những luống khác trên đất khô cằn… Những mầm xanh nhú lên, những quả cà chua bắt đầu xuất hiện, từ xanh chuyển sang màu đỏ rực… tim tôi dần bình ổn lại.

6. Cuối năm, hoa đào bắt đầu vào vụ mới, bố trở nên bận rộn hơn. Tình hình dịch bệnh tạm lắng xuống, các chỉ thị giãn cách được gỡ bỏ, nhưng trường đại học vẫn chưa mở lại. Mẹ báo cho tôi, sẽ về trước Tết tầm một tháng.

“Mẹ sẽ đón con sớm!”. Mẹ nhắn như thế! Tôi không cảm thấy háo hức với lời hứa hẹn này như những lần trước, khi đến ở với bố vài ngày. Tôi lo lắng vườn cà chua sẽ vào vụ, mà bố thì mải chăm sóc hoa đào, liệu có để cà chua chết héo hay không?

Một buổi sáng sớm, tôi nghe thấy tiếng xe tải ngoài cổng. Tôi bỏ cuốn sách, chạy ào ra. Xe tải của anh đỗ trước cổng, lấp ló sau giàn hoa sử quân tử. Thật ngạc nhiên khi người bước xuống xe là mẹ tôi. Mẹ chạy ào tới, ôm lấy tôi. Anh từ cabin bước xuống, đứng nhìn tôi và mẹ. Bố từ trong vườn chạy ra, trên tay vẫn cầm cái kéo tỉa cây thật dài.

Mẹ quay sang anh, giới thiệu với tôi: “Cậu ấy là thành viên trong đoàn tình nguyện của mẹ. Xe của mẹ lâu không sử dụng hỏng ắc quy rồi. Mẹ muốn gặp con sớm hơn nên đã đi nhờ cậu ấy về đây…”. Mẹ quay sang anh: “Đây là con gái của cô”.

Anh mỉm cười, chìa tay ra với tôi: “Rất vui được làm quen với em… từ đầu”.

Mẹ ngạc nhiên nhìn chúng tôi, rồi như chợt hiểu ra điều gì, mẹ nói: “Ồ, hóa ra, cô gái mà cháu nhắc đến, là đây!”

Tôi không chần chừ một phút nào, mang bàn tay mình đặt vào tay anh. “Rất vui được làm quen với anh, từ đầu!”

Bố vươn tay kéo tay mẹ, nói: “Em vào nhà đi, giữa ban ngày, không cần phải làm cái bóng đèn sáng vậy đâu!”.

Bầu trời ban sớm trong xanh như treo sau lưng anh, những tia nắng mạ lên người anh một vầng sáng vàng. Nhưng có lẽ, nụ cười trên môi anh mới khiến tôi chói mắt. Chúng tôi nhìn nhau, bỏ quên mọi thứ xung quanh. Anh kéo tôi lại thật gần, rồi ôm lấy tôi. Tôi tựa cằm lên vai anh, nói khẽ: “Em ghét anh!”. “Ừ, anh biết, nhưng lần sau, khi nói ghét anh, thì làm ơn, tim đừng đập nhanh như thế!”, anh thì thầm trên tóc tôi.

Bình minh hôm nay như gợn sóng…

Truyện ngắn của BẢO THOA

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Xem thêm
Phiên bản di động