Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cần trang bị cho phụ nữ kỹ năng!
Ngày 3/3, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Liên Hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách với chủ đề: “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”.
Sự kiện được tổ chức với sự tham gia của gần 100 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt Nam...
Sự kiện đối thoại chính sách năm nay cũng phù hợp với chủ đề toàn cầu của Ngày Quốc tế Phụ nữ “DigitALL: “Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới” và hưởng ứng chủ đề ưu tiên của Khóa họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc (CSW67) “Đổi mới, công nghệ, và giáo dục trong thời đại kỹ thuật số để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”.
![]() |
Các khách mời tham gia đối thoại. |
Qua đó, nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái trong đổi mới, công nghệ và giáo dục kỹ thuật số, đồng thời xác định những tác động của chuyển đổi số đối với những nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Đồng thời, nêu bật tầm quan trọng chuyển đổi số, với tiềm năng lớn, được tin rằng sẽ trở thành một “động lực thay đổi” quan trọng đối với bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới.
Tại Việt Nam, với “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, đổi mới và công nghệ đã trở thành một ưu tiên của Chính phủ và các bộ, ngành trong những năm gần đây. Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Bên cạnh đó, đổi mới và công nghệ vẫn thường được coi là lĩnh vực mà nam giới có ưu thế. Những năm gần đây, phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong công nghệ, với cơ hội việc làm rộng mở. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), lao động nữ chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, cao hơn so với thế giới (25%).
Sự đa dạng về giới tính cũng là yếu tố được các hãng công nghệ tại Việt Nam quan tâm nhằm giúp họ tạo ra những sản phẩm tốt, an toàn và phù hợp với đại đa số người dùng. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ vẫn chủ yếu đảm nhiệm các vị trí khác như thử nghiệm, marketing, bán hàng, hành chính và nhân sự, hơn là các vai trò kỹ thuật như nhân viên phát triển phần mềm.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi đối thoại. |
Có nhiều lý do dẫn đến việc tỉ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này còn hạn chế, như còn thiếu các chính sách và chương trình thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ và vẫn còn nhiều định kiến giới về phụ nữ và công nghệ. Làm thế nào để phá bỏ rào cản và trao quyền cho phụ nữ một cách toàn diện cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhìn nhận, việc nhận thức rõ các vấn đề giới nảy sinh trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.
“Do đó, việc nâng cao nhận thức về các cơ hội giáo dục và xoá bỏ khuôn mẫu giới trong chương trình giảng dạy, định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là trong đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) được xem là chìa khoá để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào chuyển đổi số.
Thay đổi các kỳ vọng về khuôn mẫu giới trong nghề nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy các hình mẫu phụ nữ tham gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng sẽ tạo lực đẩy thôi thúc sự tự tin của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trang bị cho phụ nữ các kỹ năng và hỗ trợ họ chuyển đổi sang các hình thức việc làm liên quan đến kỹ thuật số là rất quan trọng để đảm bảo rằng phụ nữ không bị bỏ lại phía sau”, bà Hà nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị”

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023

Tặng quà, biểu dương con cán bộ, người lao động nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Sôi động không khí chuẩn bị Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động
Tin khác

Nestlé Việt Nam tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong toàn chuỗi cung ứng
Chuyển đổi số 30/04/2023 09:08

Gần 97% cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chíp
Chuyển đổi số 25/04/2023 21:30

Hơn 10 nghìn học viên FUNiX được trang bị ứng dụng lọc âm thanh AI
Chuyển đổi số 22/04/2023 16:36

Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2023
Chuyển đổi số 18/04/2023 16:51

NamiTech và FUNiX hợp tác chiến lược tiên phong đưa ChatGPT vào ứng dụng trong giáo dục
Chuyển đổi số 17/04/2023 16:32

Thái Nguyên và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác về chuyển đổi số
Chuyển đổi số 14/04/2023 09:08

Triển khai đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình online qua Cổng Dịch vụ công
Chuyển đổi số 10/04/2023 18:53

Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Phải quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ
Tin mới 07/04/2023 08:47

Phấn đấu 100% cơ quan báo chí vận hành mô hình tòa soạn hội tụ
Chuyển đổi số 06/04/2023 22:35

Nỗ lực chuyển đổi số vì sự phát triển
Chuyển đổi số 05/04/2023 10:39