Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Quận Hoàn Kiếm tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái Thay đổi nhận thức, nâng cao vị thế của trẻ em gái TP.HCM: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới |
Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan tâm lớn khi hệ lụy có tác động tiêu cực đến hôn nhân và gia đình, trật tự an toàn xã hội.
Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chuyển hướng sang Dân số và phát triển. Tỉ số giới tính khi sinh của của thành phố Hà Nội giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019.
Chỉ tiêu năm 2020 là 113 trẻ trai/100 trẻ gái, theo số liệu 9 tháng năm 2022, tỉ số giới tính khi sinh của Thành phố là 109,6 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến cuối năm không quá 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái, hoàn thành chỉ tiêu năm. Mặc dù tỉ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.
Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các quận/huyện trên địa bàn Thủ đô thường xuyên tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, xoá bỏ tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" |
Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thành phố Hà Nội Tạ Quang Huy cho biết: Công tác dân số ở Thủ đô vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của Thành phố; tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức cao, góp phần làm tăng quy mô dân số.
Do đó, nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị dẫn đến hiện tượng thiếu nữ, thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.
Tình trạng mất cân bằng này chính là hệ quả của việc chọn lọc giới tính trước khi sinh gây ra bởi tư tưởng thích con trai vốn đã ăn sâu bám rễ vào văn hóa truyền thống; sự ưa thích con trai chính là biểu hiện rõ ràng của bất bình đẳng giới.
Đáng lo ngại là tình trạng mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng giới và các trẻ em gái chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc tạo điều kiện để các trẻ em gái bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và bình đẳng là vô cùng cần thiết.
Tạo điều kiện cho trẻ em gái phát triển
Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, giải pháp then chốt nhằm ngăn chặn tình trạng này là phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của người dân, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới vì bình đẳng giới. Đồng thời, cần có những hành động thiết thực bảo vệ trẻ em để các em sinh ra được bình đẳng, dù là trai hay gái.
Trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số được biểu dương |
Với tinh thần đó, nhằm thay đổi nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm tới trẻ em gái trong cộng đồng, từ năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hàng năm làm Ngày Quốc tế trẻ em gái nhằm tạo cơ hội, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới với các nội dung giáo dục, dinh dưỡng, y tế, bảo vệ khỏi sự kỳ thị, bạo lực và không còn nạn tảo hôn.
Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 vừa qua, Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại một số đơn vị như quận Thanh Xuân, Long Biên, Cầu Giấy, Đan Phượng, Thanh Oai đã tổ chức hội nghị gặp mặt biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, tổ chức điểm truyền thông nhằm nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ, trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới.
Trong thời gian tới, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác dân số trong tình hình mới.
Đồng thời tiếp tục thực hiện kế hoạch về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ, trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới góp phần làm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20