Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo

Từ lâu, Hà Nội đã có chủ trương di dời nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra khỏi nội đô. Trong đó, có những công trình tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử xứng đáng nên được giữ lại, chuyển đổi thành các không gian văn hóa, sáng tạo, sinh hoạt cộng đồng. Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo thêm không gian công cộng cho người dân Thủ đô, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm mầm các start-up sáng tạo.
Kiến tạo các không gian để Hà Nội thêm văn minh Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Mới đây, tọa đàm trực tuyến “Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội - Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về di sản công nghiệp” - một hoạt động trong khuôn khổ của dự án EUNIC “Tái thiết di sản công nghiệp” được hỗ trợ bởi Viện Văn hóa Quốc gia châu Âu đã được tổ chức.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI), một trong số các diễn giả tham dự tọa đàm nhận định: “Công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành đô thị. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, các cơ sở công nghiệp hiện hữu đã, đang, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và cản trở phát triển đô thị.

Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo
Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ trong không gian Nhà máy in Công đoàn cũ thu hút sự chú ý của công chúng. (Ảnh chụp trước khi có dịch)

Do vậy, việc di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết và cấp bách. Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị. Những công trình xây dựng có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cần được thực hiện bảo tồn, phục chế tôn tạo theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích công cộng”.

Cùng chung nhận định, theo ông Lê Quang Bình, điều phối viên của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, việc chuyển các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo sẽ cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị. Nó tạo ra cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm các start-up của giới làm sáng tạo. Các không gian sáng tạo chuyển đổi từ các khu công nghiệp có diện tích lớn, là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, Nhà nước cần đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho sự chuyển đổi, đầu tư vào việc chuyển đổi, và có chính sách khuyến khích các thành phần khác tham gia vào việc chuyển đổi này.

Nói cụ thể hơn về dự án cũng như nội dung của tọa đàm, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội - một đối tác địa phương của dự án khẳng định: “Tái thiết đô thị không đơn giản là việc xây mới trên nền các công trình cũ. Đó là cả một quá trình tác động vào đô thị và nó được gắn kết, có những mối quan hệ phức tạp với các lĩnh vực xã hội khác nhau. Với truyền thống đào tạo và kinh nghiệm lâu năm trong hợp tác quốc tế nghiên cứu về di sản và tái thiết đô thị, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đặc biệt quan tâm tới chủ đề của Toạ đàm. Trong bối cảnh Luật Kiến trúc đã có hiệu lực và bắt đầu đi vào cuộc sống, việc thực hiện một cách tiếp cận mới để nhận diện giá trị di sản, kiến trúc và văn hoá của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thành phố sẽ cung cấp được các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tái thiết đô thị từ không gian sau di dời của các cơ sở công nghiệp”.

Đáng chú ý, Tọa đàm lần này có sự tham gia của các diễn giả là những nhà quản lý, chủ của những không gian sáng tạo được chuyển đổi từ nhà máy cũ, các kiến trúc sư nổi tiếng của Việt Nam và các quốc gia châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha. Thông qua chia sẻ cùng những phần thảo luận của họ đã mang đến cho người tham gia những thông tin thú vị cùng góc nhìn đa chiều về thực trạng di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội; kinh nghiệm quốc tế về tái thiết không gian công nghiệp và đặc biệt là những gợi mở quan trọng cho câu hỏi “tương lai nào cho các không gian cơ sở sản xuất công nghiệp tại Hà Nội sau di dời?”

Ông Thierry Vergon, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội, là đại diện của EUNIC trong dự án này cho biết: “Xã hội đang quan tâm đến việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp vào nỗ lực bảo tồn di sản bởi không chỉ giàu có về mặt kiến trúc, các cơ sở công nghiệp này đã hình thành nên ký ức quan trọng trong tiến trình xây dựng không gian đô thị của chúng ta, bản sắc của chúng ta và lịch sử của những người lao động, người dân quanh khu vực mà cơ sở công nghiệp đó tồn tại. Rất nhiều ví dụ thành công tại Châu Âu và trên thế giới đã cho thấy việc chuyển đổi các cơ sở công nghiệp cũ thành không gian văn hóa, nuôi dưỡng sáng tạo là mô hình có tính đạo đức bởi các dự án chuyển đổi này luôn mang đến tác động tích cực cho các vùng lân cận và được người dân đánh giá là yếu tố giúp cải thiện môi trường sống của họ. Tôi tin rằng tọa đàm này được tổ chức đúng lúc, góp phần nâng cao nhận thức của những nhà hoạch định, trong thời điểm sẽ có sự di dời hàng loạt các cơ sở công nghiệp tại Hà Nội trong những năm tới”.

Sau thành công của cuộc thi “Thiết kế Không gian sáng tạo Hà Nội” được tổ chức mới đây, tọa đàm “Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội - Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về di sản công nghiệp” là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần bổ sung thêm nhiều bài học quý để giúp Hà Nội vững vàng hơn trên hành trình trở thành trung tâm hội tụ thiết kế và đổi mới ở khu vực - kinh đô sáng tạo của Đông Nam Á./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 4/4, Đảng bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.

Tin khác

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Thời gian qua, công tác phòng ngừa vi phạm và tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh vẫn luôn được các cơ quan, ban, ngành chú trọng. Tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số học sinh chưa nghiêm túc chấp hành quy định. Nhiều gia đình vẫn giao xe cho con, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi các em đi xe mô tô đến trường.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động ký hợp đồng thời vụ khoảng 5 tháng với đơn vị, liệu có được đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... không?
Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành

Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, từ ngày 1/4 đơn vị sẽ căn cứ vào Quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội để triển khai các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an thành phố Hà Nội điều động 6 cán bộ tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau trận động đất tại Myanmar.
Xem thêm
Phiên bản di động