Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024 Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học |
Năm năm trước, ông P.V.H (65 tuổi, ở Hà Nội) đi khám phát hiện mắc đái tháo đường type II và được bác sĩ tư vấn, kê đơn điều trị. Thời gian đầu ông tuân thủ uống thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Do thấy sức khỏe ổn định nên 2 năm gần đây, ông tự ý điều trị bằng insulin 8UI/ ngày mà không tái khám.
Chân của bệnh nhân đái tháo đường có ổ loét, hoại tử, chảy dịch đục mủ vàng. |
Khoảng 2 tháng nay, ông H thấy xuất hiện đau nhức, tê bì cẳng chân hai bên, đau tăng khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, trước 1 tuần vào viện khám, bệnh nhân đau nhức cẳng chân liên tục cả khi nghỉ ngơi, sưng nóng tấy đỏ, chảy dịch mủ vàng, kèm theo sốt nhẹ, người mệt mỏi, háo khát nước, gầy sụt 5kg/2 tháng.
Tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, sau quá trình thăm khám, kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói (Glucose) và xét nghiệm đánh giá đường huyết trung bình trong 3 tháng (HbA1c) tăng cao nhiều lần; siêu âm mạch chi dưới có xơ vữa vôi hóa động mạch chầy trước gây hẹp 75-90% và siêu âm tim hở nhẹ van hai lá.
Bệnh nhân được chẩn đoán loét cẳng chân do biến chứng đái tháo đường type II, xơ vữa, hẹp động mạch cày trước 2 bên. Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị mới, đến nay đường huyết ổn định trở lại, vết thương cẳng chân đã khô, nhưng thỉnh thoảng còn đau nhức và đau tăng khi đi lại.
Tương tự là trường hợp nam bệnh nhân (62 tuổi, ở Hà Nam) mắc bệnh viêm gan B mạn cách đây 5 năm luôn tuân thủ uống thuốc kháng vi rút Tenofovir 300mg theo đơn của bác sĩ. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân này đi kiểm tra sức khỏe, kết quả men gan ổn định, tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Tưởng tình trạng viêm gan B được kiểm soát nên bệnh nhân này tự ý dùng thuốc “cách nhật” cách ngày uống 1 viên.
Do có biểu hiện chán ăn, kèm mệt mỏi, nước tiểu sậm màu tăng dần, lượng nước tiểu ít, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám, bất ngờ với chẩn đoán đợt bùng phát viêm gan B mạn phải nhập viện điều trị nội trú nhằm tránh bệnh tiến triển nặng.
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương - Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm và Y học Nhiệt đới, Hệ thống Y tế Medlatec; Trưởng khoa Nội tổng hợp kiêm Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, đây là hai trong số những ca bệnh đến khám tại Hệ thống Y tế Medlatec có biến chứng do tự ý điều trị, hoặc điều chỉnh thuốc.
"Người bệnh cần lưu ý, bệnh mạn tính chỉ “hiền” khi bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị, nhưng lại “dữ” - gây biến chứng nghiêm trọng như tàn tật, tử vong nếu bệnh không được quản lý và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ", bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cho hay, bệnh mạn tính rất đa dạng như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, viêm gan virus, bệnh tự miễn... có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính và hiện là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu hiện nay nên cần theo dõi, quản lý và điều trị liên tục.
Thống kê từ Hoa Kỳ cho thấy, người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính. "Bệnh mạn tính cần thời gian điều trị kéo dài, không chỉ 1 năm, 2 năm mà cần nhiều trường hợp cần chăm sóc liên tục cả đời. Do bệnh tiến triển thầm lặng, kéo dài, dễ tái phát, gây đau đớn, nhưng không thể ngừa bằng vaccine nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý hoang mang, lo lắng, làm suy giảm chất lượng sống cũng như gây tốn kém chi phí, thời gian của người bệnh", bác sĩ Cương cho hay.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu người bệnh có chuẩn đoán mắc bệnh mạn tính cần xác định chung sống “hòa bình” với bệnh suốt đời. Để tránh những biến chứng khôn lường do bệnh gây nên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối 3 nguyên tắc. Đầu tiên, cần phải định kỳ kiểm tra sức khỏe, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ; Cần đến ngay cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Hai là, tuân thủ uống thuốc theo đơn (chú ý về giờ giấc uống đều đặn, hàng ngày và vào một giờ nhất định nếu có), tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc. Trong quá trình điều trị, nếu thuốc có tác dụng phụ cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp.
Ba là, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hoặc lựa chọn thực phẩm theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động Thủ đô bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ
Genesis sẽ đua tại Le Mans với siêu xe hybrid Radical
Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống
Đoàn viên Công đoàn huyện Gia Lâm chung tay khắc phục hậu quả bão lũ
Hình ảnh ấn tượng tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Công đoàn - Đoàn Thanh niên Đống Đa 2024”
Tin khác
Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em
Y tế 15/09/2024 18:52
Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm
Y tế 14/09/2024 17:53
Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ
Y tế 13/09/2024 11:14
Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão
Y tế 11/09/2024 17:35
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi
Y tế 11/09/2024 15:12
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”
Y tế 10/09/2024 10:57
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may
Y tế 10/09/2024 09:13
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 09/09/2024 13:42
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3
Y tế 09/09/2024 08:27
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3
Y tế 08/09/2024 17:44