Bệnh vẩy nến thể mủ toàn thân: Nỗi ám ảnh của người bệnh
Người bị vảy nến nên, không nên ăn gì? | |
Những thông tin cần biết về bệnh vẩy nến |
Gia đình kiệt quệ kinh tế vì con mắc vảy nến
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị miễn phí cho trường hợp của cháu Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi, ở Hà Quảng, Cao Bằng) mắc bệnh vẩy nến thể mủ toàn thân.Gia đình bệnh nhân cho biết, sinh ra được 2 tháng, trên cơ thể cháu Thuyên đã xuất hiện những mụn đỏ, rồi mưng mủ. “Những mụn này tăng dần theo tuổi của cháu. 5 tuổi, cũng đồng nghĩa với 5 năm cháu Thuyên phải chịu sự đau đớn, khó chịu hành hạ cơ thể. Toàn thân Thuyên lở loét và đóng vảy, cứ mỗi khi bôi thuốc, cháu lại khóc tức tưởi và không cho ai chạm vào người vì đau”, anh Chung Văn Lưu, bác ruột cháu bé chia sẻ.
Thương, xót con, mẹ của cháu Thuyên cũng chỉ đưa con được đến Bệnh viện huyện Hà Quảng và để chữa bệnh, gia đình đã vay ngân hàng đến gần 100 triệu đồng. Anh Lưu cho biết: “Đi khám, mang thuốc về uống, kết hợp bôi bệnh của Thuyên cũng chỉ đỡ được một thời gian, rồi đâu lại vào đó.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám cho bệnh nhân Thuyên. |
Thế rồi ai mách ở đâu có ông lang nào có thuốc tốt, chữa mẹo hay gia đình tôi cũng cố gắng tìm đến mua chỉ mong cháu khỏi bệnh.Nhưng hành trình chữa trị cho cháu 5 năm qua dường như không hiệu quả mà bệnh càng thêm nặng”. Được biết, những ngày gần đây bệnh của cháu Thuyên nặng hơn, có ngày cháu không thể đi học được gia đình mới đưa con xuống Bệnh viện Da liễu Trung ương điều trị.
Chia sẻ với phóng viên về ca bệnh này, PGS.TSLê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Qua khám sơ bộ thấy rằng cháu Thuyên đã mắc bệnh vảy nến thể mủ toàn thân ở trẻ em. Chúng tôi nhận thấy da toàn thân cháu bé ửng đỏ, bề mặt da có mủ lông trắng, bong nhiều vảy.
Đặc biệt, phần móng tay dầy móng, có mủ. Trẻ cũng trong tình trạng khá suy kiệt, gày gò, ốm yếu. Hiện chưa rõ phần khớp của trẻ có bị tổn thương hay không, chức năng gan thận có ảnh hưởng hay không. Chúng tôi sẽ cho cháu nhập viện và làm các xét nghiệm cần thiết. Với bệnh này, trẻ cần phải sinh thiết ngoài da, để có kết quả phải mất khoảng 5 ngày, trong thời gian đó, các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng bên ngoài, phục hồi sức khoẻ cho trẻ"- PGS Doanh nói.
Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương, hiện cháu bé có bảo hiểm y tế (BHYT) nên chi phí nằm viện, thuốc men nằm trong danh mục BHYT chi trả sẽ được BHYT hỗ trợ. Còn với tiền ăn, bệnh viện sẽ hỗ trợ cho gia đình bệnh nhân. Với các xét nghiệm, thuốc nằm ngoài danh mục BHYT, sau này nếu được, bệnh viện sẽ có sự hỗ trợ thêm.
Không tự ý đắp thuốc nam chữa vảy nến
Theo PGS.Doanh, hiện nay chưa có thống kê tổng thể số bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nhưng ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì có khoảng 2 - 3% dân số mắc bệnh. Bệnh vẩy nến nói chung liên quan sự mất cân bằng gen, dễ mẫn cảm và đã được chứng minh không lây, không có sự di truyền. Vẩy nến có nhiều thể, thể nhẹ không ảnh hưởng nhiều, thể nặng chiếm 5 - 10% trong số bệnh nhân mắc
Theo các chuyên gia y tế, người bệnh vẩy nến cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng... Đồ uống có chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt... Đồ ăn có chứa nhiều chất béo như đường, sữa, mỡ, bơ, sô-cô-la, đồ ngọt tổng hợp... Ngoài ra, người bệnh vẩy nến phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm. Thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc. Đồng thời, cần ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa về bổ sung một số loại thảo dược để giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng. |
Đối với trường hợp vẩy nến, nếu có bất thường trên da cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán thể mắc bệnh.Đặc biệt, bệnh nhân không nên lo lắng, gây cho hệ thống miễn dịch suy yếu và có thể khiến bệnh bùng phát nặng hơn.Đáng lo ngại, bệnh vẩy nến không gây chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. PGS Doanh cho biết: “Đây là một bệnh mạn tính, diễn biến bệnh lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục. Do đó, việc điều trị cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh để có thể tìm ra phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả, ít tác dụng phụ và phù hợp với hoàn cảnh người bệnh về kinh tế, công việc và gia đình”.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên tự chữa theo phương pháp dân gian, chữa mẹo, tự mách nhau vì có thể khiến bệnh nặng hơn."Đối vẩy nến thể mủ đã có chứng minh thuốc nam, thuốc lá không phải phương pháp điều trị bệnh chính thống.Đó là chưa kể, đắp các loại lá dễ làm kích ứng khiến trẻ khó chịu, bệnh nặng và việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém hơn. Đặc biệt, với trẻ em điều trị rất dài và cần có chỉ định rõ ràng từ các bác sĩ chuyên khoa"- PGS. Doanh phân tích.
Được biết, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp do mù quáng tin theo mách bảo đã đắp lá khiến bệnh trầm trọng thêm. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không tin lời đồn thổi, quảng cáo chữa dứt điểm bệnh vẩy nến tránh “tiền mất tật mang”.
Để hạn chế và phòng bệnh vẩy nến hiệu quả, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tự điều chỉnh, cân bằng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học. Bởi nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến có liên quan đến chế độ sinh hoạt, stress, vấn đề tâm lý… Cần tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...).
Đặc biệt, với những người bị bệnh, hàng ngày cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm.Không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh, vì có thể làm tăng các triệu chứng.Cần sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt.Sau khi tắm, thấm khô làn da sau đó dùng kem dưỡng ẩm.Khi thời tiết khô lạnh, có thể cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, để tránh da khô và bệnh càng tiến triển nặng.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38