Tiền có mua được sức khỏe?
Đốm lửa đêm đông Dư vị thời gian |
Tiền có mua được sức khỏe?
Vâng, để có sức khỏe, ta cần có tiền để có thể khám chữa bệnh ngay từ những triệu chứng đầu tiên. Vào bệnh viện, tôi chứng kiến những ca bệnh nặng, không thể can thiệp chỉ vì đưa đến quá muộn do tiếc tiền khám bệnh.
Ảnh minh họa |
Ngược lại, một số bệnh nhân có rất nhiều tiền, nhưng không thể xoay chuyển tình thế bởi chủ quan với sức khỏe và mải miết trong vòng xoáy công việc. Khi vào viện, có người thốt ra trong nước mắt: “Bây giờ, có tiền tỷ cũng không mua nổi sức khỏe được nữa rồi”. Bệnh nhân đó là một người nổi tiếng, rất năng động, làm việc bất kể thời gian, nay ông nằm một chỗ, thở dốc, bất lực giữa hệ thống máy móc hỗ trợ nhằng nhịt xung quanh.
Trong phòng bệnh nhân nặng, vào giờ phút suy kiệt nhất, một cụ ông nói với người con trai đang ở nước ngoài rằng: “Bây giờ, bố không cần tiền nữa, chỉ cần con cháu bên cạnh thôi”. Có lẽ, khi chạm đến ranh giới sinh tử, ông hiểu rằng, đồng tiền không có giá trị bằng sự gần gũi chăm sóc của con cháu dành cho mình. Nhưng, thật đáng buồn, con của ông không thể về ngay được mà chỉ gọi điện, động viên bố của mình hàng ngày.
Tùy theo tính cách và mục đích của từng người mà đồng tiền được sử dụng khác nhau. Không hiếm những người ăn chơi, tiêu xài phung phí nhưng chi phí cho sức khỏe một đồng cũng tiếc. Ngược lại, có người quanh năm tiết kiệm, nhưng thường xuyên luyện tập, sinh hoạt điều độ, dám chi những khoản tiền lớn để đi kiểm tra sức khỏe ở các cơ sở y tế hiện đại nhất.
Tôi đã từng đọc được rằng: “Tiền mua được thuốc, nhưng không thể mua được sức khỏe”. Không thể phủ nhận, trong cuộc sống, có những giá trị không mua được bằng tiền. Nhưng nếu không có tiền, chúng ta sẽ rơi vào bất lực khi đột nhiên sức khỏe gặp vấn đề. Đồng tiền luôn có 2 mặt, vừa là ông chủ, vừa là đầy tớ. Nếu bạn thông minh, tiền sẽ là đầy tớ của bạn và ngược lại bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền. Hãy để đồng tiền phát huy sức mạnh vạn năng theo hướng thật nhân văn để không bao giờ phải nói lời hối tiếc: “Giá như...”.
Tường Vy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40