Bất ngờ trước 4 tác dụng lá tía tô với bà bầu
Mẹ bầu có nên uống mật ong? Trứng gà, trứng ngỗng: Trứng nào bà bầu nên ăn? |
Giải cảm hiệu quả
Cháo tía tô là món dễ ăn và có tác dụng giải cảm hiệu quả cho phụ nữ có thai. Đồ họa: Hồng Nhật |
Giải cảm là công dụng đầu tiên trong top những tác dụng lá tía tô với bà bầu. Phụ nữ bị cảm khi mang thai thường phải hạn chế dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi, bà bầu dùng lá tía tô để giải cảm là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.
Bà bầu có thể dùng là tía tô để nấu cháo hoặc đun lá tía tô cùng vỏ quýt và gừng để uống. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng lá tía tô từ 2 – 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được uống nước tía tô dài ngày và không được dùng thay nước uống hằng ngày vì dễ dẫn đến tăng huyết áp.
Giảm sưng phù
Phù chân tay thường xảy ra phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy điều này không gây đau đớn bên ngoài, nhưng bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi vận động và vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong trường hợp này, dùng lá tía tô sắc nước để ngâm chân sẽ giúp bà bầu loại bỏ được độc tố, thư giãn, hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Giảm cảm giác ốm nghén, khó chịu
Đa phần những người khi mang thai đều bị ốm nghén như: buồn nôn, kén ăn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bà bầu có thể sử dụng bài thuốc nam gồm:
20g tía tô; bạch truật, ngải diệp, phục long can, hoài sơn và đương quy 16g mỗi loại; cẩu tích, phòng sâm, liên kiều, liên nhục và cam thảo 12g mỗi loại; sơn trà và đỗ trọng 10g mỗi loại; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
Sắc uống ngày 1 tháng giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn. Bà bầu lưu ý không được sử dụng trong thời gian dài để tránh những tác dụng không mong muốn.
Giúp bà bầu có làn da sáng mịn
Chăm sóc da là một trong nhưng tác dụng lá tía tô với bà bầu. Đồ họa: Hồng Nhật |
Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến bà bầu bị nổi mụn trên mặt. Lá tía tô có thể giúp phụ nữ có thai khắc phục ngay tình trạng này.
Theo nghiên cứu, lá tía tô còn chứa các hợp chất như: xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon. Hạt tía tô chứa tới 40% là chất acid alpha – linolenic, các axit béo chưa bão hoà. Các loại hợp chất này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây sưng, viêm và đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi tế bào, làm chậm quá trình lão hoá.
Giã lá tía tô lấy nước rồi thoa lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 - 30 phút cho tinh dầu tía tô thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, dùng lá tía tô để tắm cùng giúp trị mụn và làm da săn chắc hơn.
Theo Hồng Nhật/laodong.vn
https://laodong.vn/suc-khoe/bat-ngo-truoc-4-tac-dung-la-tia-to-voi-ba-bau-854613.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38