Trứng gà, trứng ngỗng: Trứng nào bà bầu nên ăn?
Vì sao không nên ăn trứng gà sống? | |
Trứng lạnh có thể để nhiệt độ phòng bao lâu? |
Dân gian vẫn thường truyền tai về việc phụ nữ có thai nên ăn trứng ngỗng thay vì ăn trứng gà để trẻ có thể thông minh và học giỏi, liệu điều này có đúng?
Trước hết xét về giá trị dinh dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP…
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng gà gồm: 14,8 g protein; 11,6 g lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B12…
Như vậy so hàm lượng các vitamin, protein trong trứng ngỗng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà, nhưng giá trị dinh dưỡng lại kém xa. Ảnh: Internet |
Điều này được chuyên gia dinh dưỡng BS. CKI. Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Nutifood Việt Nam) khẳng định: “Trứng gà rất giàu dinh dưỡng với thành phần các chất protein, lipid, gluxit, vitamin và chất khoáng có tỷ lệ hợp lý, có giá trị sinh học cao, rất tốt cho sức khỏe. Cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn trứng ngỗng thay cho trứng gà sẽ giúp con thông minh, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cũng không có gì nổi bậc hơn trong trứng gà mà lại đắt tiền hơn rất nhiều.”
Hơn nữa, nếu nhìn vào bảng giá trị dinh dưỡng có trong 100g trứng, ta thấy trong trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol và giàu lipid, thai phụ có thể bị béo phì và cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Lý giải về sự thông minh ở trẻ, Bác sĩ Minh Nguyệt chia sẻ: “Muốn con thông minh cần phối hợp nhiều yếu tố di truyền, dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai, dinh dưỡng cho trẻ sau khi sinh ra và quá trình nuôi dạy, kích thích trẻ phát huy hết tiềm năng trí tuệ, sáng tạo” chứ không phụ thuộc vào việc ăn trứng ngỗng hay không.
Để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn, “bà mẹ mang thai cần cung cấp đầy các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi, cần ăn đa dạng càng nhiều loại thực phẩm càng tốt, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên một loại thực phẩm nào chỉ vì những lời mách nhau như ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh.
Cần phải đảm bảo ăn đủ năm nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính gồm bột đường, đạm, béo, rau củ quả, trái cây, ăn vừa đủ no, bổ sung sữa và sản phẩm từ sữa vào khẩu phần, đặc biệt các loại sữa dành cho mẹ bầu được bổ sung DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, mỗi tuần ăn 2-3 quả trứng gà hoặc vịt”, bác sĩ Nguyệt chia sẻ.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00