Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Cơ hội sở hữu bất động sản “kim cương” tại Khu đô thị Thành phố Cà phê Masterise Homes niêm yết toàn bộ danh mục bất động sản hạng sang lên mạng lưới Christie’s International Real Estate Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Nhiều nhà đầu tư tháo chạy

Giai đoạn trước, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tăng nóng vì một số lý do chính như kinh tế tăng trưởng mạnh (trước đây, nền kinh tế ổn định, dòng tiền dồi dào, nhiều nhà đầu tư có xu hướng rót vốn vào BĐS nghỉ dưỡng như một kênh sinh lời hấp dẫn); hấp dẫn từ cam kết lợi nhuận (nhiều dự án condotel - căn hộ chung cư, biệt thự nghỉ dưỡng cam kết lợi nhuận cao từ 8-12%/năm, thu hút nhiều nhà đầu tư); sự bùng nổ du lịch (trước đại dịch, du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh, lượng khách quốc tế và nội địa đều cao, tạo động lực phát triển cho BĐS nghỉ dưỡng); dòng vốn tín dụng dồi dào (ngân hàng dễ dàng cho vay BĐS, nhiều nhà đầu tư cá nhân có thể vay vốn để đầu tư vào các dự án nghỉ dưỡng).

Đầu tư một căn hộ rộng 102m2 tại dự án Onsen Ecopark (Hưng Yên), anh Trần Thành Long dự kiến sẽ dùng để cho khách du lịch thuê nghỉ dưỡng, bởi nơi đây có phong cảnh đẹp, có khoáng nóng và có vị trí đẹp ven đô Hà Nội. Sau khi mua căn hộ, anh Long đầu tư thêm gần 1 tỷ đồng để hoàn thành nội thất, biến căn hộ thành một nơi nghỉ dưỡng “5 sao” với đầy đủ tiện nghi, hấp dẫn, sang trọng.

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn
Phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đang trầm lắng.

“Khi đầu tư căn hộ này tôi tính toán mỗi tháng sẽ sinh lời từ 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khách đến thuê rất ít, thậm chí bỏ trống cả tuần, cuối tuần cũng chỉ lác đác vài khách thuê. Tỷ suất sinh lời ít đến bất ngờ khiến vợ chồng tôi phải rao bán căn hộ. Tuy nhiên, rao bán từ tháng 10 năm trước (với giá 8 tỷ đồng) cũng không có khách mua. Năm nay tôi đã hạ xuống 7,6 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa có người hỏi mua”, anh Long cho biết.

Mua một căn hộ dạng condotel tại Hạ Long (Quảng Ninh) năm 2020 với giá gần 3 tỷ đồng, anh Bùi Thanh Tùng vừa ngậm ngùi bán “cắt lỗ” nửa tỷ đồng bởi mấy năm nay, doanh thu về túi không đủ trả tiền lãi ngân hàng. Anh Tùng cho biết, khi xuống tiền mua căn hộ anh được chủ đầu tư cam kết tỷ suất lợi nhuận từ 12 - 20%, cam kết mua lại với giá cao hơn 15%. Tuy nhiên, sau 5 năm khai thác cho thuê, có tháng anh Tùng chỉ thu về được vỏn vẹn 1 triệu đồng. Căn hộ vắng khách gần như suốt cả mùa đông, chỉ có khách vào mùa hè.

“Tôi còn một căn condotel 40m2 ở Nha Trang cũng đang được rao bán cắt lỗ 400 triệu đồng. Nếu bán được cả hai căn tôi sẽ dùng vốn để đầu tư nhà đất cho chắc ăn”, anh Tùng chia sẻ.

Báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, sau giai đoạn phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng liên tục biến động bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Năm 2023, cả nước chỉ có khoảng 3.165 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Lượng giao dịch cũng chưa phục hồi như kỳ vọng, toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 giao dịch thành công.

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn
Căn hộ cho thuê nghỉ dưỡng ở Ecopak vắng khách trong khi chung cư cho thuê dài hạn với giá bình dân lại nhộn nhịp.

Sang đến năm 2024, nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đã có sự cải thiện, toàn thị trường ghi nhận khoảng 4.400 sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng mới mở bán, tăng 40% so với năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng 2.500 giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng hơn 50%.

Các chuyên gia cho rằng, phân khúc này vẫn đang bị rơi vào “cú trượt dài” và chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực là do không còn thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Trước sôi động, sao bây giờ lại ế ẩm? Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, Thạc sĩ Quản Thành Vinh (Hội Môi giới BĐS Việt Nam) cho biết, có 5 nguyên nhân khiến phân khúc nghỉ dưỡng, du lịch vẫn chưa qua thời kỳ “ngủ đông”. Thứ nhất, do suy giảm kinh tế và thắt chặt tín dụng. Kinh tế suy giảm, lãi suất tăng, ngân hàng siết chặt tín dụng khiến dòng tiền vào BĐS nghỉ dưỡng bị hạn chế.

Thứ hai, do thị trường du lịch chưa hồi phục hoàn toàn. Dù du lịch có phục hồi sau đại dịch, nhưng mức độ chưa đủ mạnh để tạo ra nhu cầu lớn cho BĐS nghỉ dưỡng. Thứ ba, cam kết lợi nhuận không còn hấp dẫn. Nhiều dự án condotel không giữ được cam kết lợi nhuận, thậm chí một số chủ đầu tư vỡ trận, làm mất niềm tin của nhà đầu tư.

Thứ tư, pháp lý chưa rõ ràng. Condotel và biệt thự nghỉ dưỡng chưa có khung pháp lý rõ ràng, khiến nhà đầu tư lo ngại về quyền sở hữu lâu dài và khả năng chuyển nhượng. Thứ năm là xu hướng đầu tư thay đổi. Nhà đầu tư hiện nay ưu tiên các phân khúc có thanh khoản tốt như nhà ở thực, đất nền, thay vì rót tiền vào các sản phẩm nghỉ dưỡng có tính thanh khoản kém.

“Trước đây loại hình BĐS này đã “ăn no”, giờ vẫn đang “bội thực”. Tóm lại, BĐS nghỉ dưỡng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ kinh tế, tài chính đến pháp lý và niềm tin của nhà đầu tư”, chuyên gia Quản Thành Vinh nhấn mạnh.

Làm gì để BĐS nghỉ dưỡng “ tỉnh giấc”

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn
Mặc dù là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng các căn hộ liền kề tại Vin Ocean Pack 2&3 vẫn khó kín chỗ.

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng năm qua vẫn là một năm buồn, khi các dự án của các tập đoàn lớn vẫn chưa thể xây dựng trở lại. Các dự án mới vẫn đang trong giai đoạn chờ đợi thông pháp lý, doanh nghiệp chưa thể xây dựng để bàn giao nhà cho khách hàng bởi thiếu vốn và lòng tin của khách hàng với dòng sản phẩm này chưa hồi phục.

Theo chuyên gia Quản Thành Vinh, để BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và tăng trưởng, cần sự phối hợp từ chính sách, tài chính, mô hình kinh doanh đến sự phát triển của du lịch. Nhà đầu tư cũng cần có cái nhìn dài hạn và lựa chọn các dự án có tiềm năng thực sự.

Cụ thể, cần có quy định rõ ràng về quyền sở hữu condotel, biệt thự nghỉ dưỡng (cấp sổ đỏ lâu dài hay sở hữu có thời hạn). Cần có chính sách quản lý vận hành loại hình này, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp. Thúc đẩy chính sách thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng du lịch và nghỉ dưỡng.

Cùng với đó, cần điều chỉnh chính sách tài chính và tín dụng. Ngân hàng có thể mở rộng tín dụng nhưng có kiểm soát để hỗ trợ nhà đầu tư cá nhân và chủ đầu tư có năng lực. Giảm lãi suất cho vay BĐS nghỉ dưỡng để kích thích dòng tiền trở lại. Hỗ trợ các gói vay ưu đãi cho chủ đầu tư phát triển dự án bài bản, đảm bảo cam kết lợi nhuận minh bạch.

Các chủ đầu tư cũng cần định hướng lại mô hình đầu tư và phát triển sản phẩm. Có thể chuyển từ mô hình cam kết lợi nhuận cao sang chia sẻ doanh thu thực tế để bền vững hơn. Kết hợp BĐS nghỉ dưỡng với chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng cao cấp để gia tăng giá trị sử dụng thực tế. Phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái, farmstay, wellness resort để đáp ứng xu hướng du lịch xanh và bền vững.

Việc kích cầu du lịch, tạo nhu cầu thực sự sẽ thúc đẩy phân khúc này “bừng tỉnh”. Cần đẩy mạnh quảng bá du lịch, thu hút khách quốc tế và nội địa để tăng công suất khai thác phòng. Cải thiện chất lượng dịch vụ lưu trú, nâng cấp trải nghiệm du khách để tăng tỷ lệ quay lại. Hỗ trợ các chương trình giảm giá vé máy bay, khuyến mãi lưu trú để kích thích nhu cầu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.
Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Sáng nay (31/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.843 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,01 điểm.

Tin khác

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Trong tháng 3 này huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất, thu về ngân sách 1.384 tỷ đồng.
Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ

Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1055/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Đấu giá hàng chục lô đất ven đô ở Hà Nội, khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2

Đấu giá hàng chục lô đất ven đô ở Hà Nội, khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2

Hai huyện ngoại thành Hà Nội là Quốc Oai và Sóc Sơn sẽ tổ chức đấu giá đất vào cuối tháng 3 này với giá khởi điểm chỉ từ 5,4 triệu đồng/m2.
Đề xuất giải thể Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP.HCM

Đề xuất giải thể Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố giải thể Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP.HCM (gọi tắt là Ban chỉ đạo Thành phố).
Đề xuất tăng thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản: Cần khảo sát kỹ thực tế

Đề xuất tăng thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản: Cần khảo sát kỹ thực tế

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) đang là một trong những nguồn thu quan trọng trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Mới đây, tại Hội thảo “Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng”, đại biểu đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Tổng cục Thuế cho rằng nên cân nhắc kỹ vấn đề này.
Giá nhà phố, villa khu Đông TP.HCM nhiều nơi vượt 500 triệu đồng/m2

Giá nhà phố, villa khu Đông TP.HCM nhiều nơi vượt 500 triệu đồng/m2

Trong bối cảnh thị trường bất động sản TP.HCM chuyển mình, thành phố Thủ Đức nổi lên như “nam châm” hút đầu tư phân khúc thấp tầng cao cấp với mức thanh khoản cao nhờ quy hoạch bài bản và hạ tầng hiện đại.
Chứng minh thu nhập để mua nhà ở xã hội: Tưởng dễ mà khó

Chứng minh thu nhập để mua nhà ở xã hội: Tưởng dễ mà khó

Với một số điều kiện như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng, nhiều người tưởng chừng như nắm chắc trong tay một suất mua NƠXH, nhưng vẫn “trượt”. Trong khi đó, không ít người rơi vào “bẫy” khi tin rằng môi giới có thể “lo” được một suất mua NƠXH.
Xem thêm
Phiên bản di động