Bắt đầu từ xây dựng văn hóa giao thông an toàn
Chống ùn tắc giao thông: Giải quyết "tắc nghẽn" từ ý thức người dân Cùng chung tay hành động! Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ |
Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông được xác định là do ý thức và văn hóa giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông là việc làm thiết thực góp phần giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của mỗi người dân và cộng đồng.
Câu chuyện nan giải
Thời gian qua, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã đạt được không ít kết quả rõ rệt. Tai nạn giao thông liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong khi ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn cũng từng bước được khắc phục.
Nhìn từ tình hình tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần có thể thấy nhiều sự chuyển biến rõ rệt.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 5 ngày (từ 31/1 đến 4/2/2022) toàn quốc xảy ra 116 vụ tai nạn giao thông, làm chết 68 người, bị thương 74 người.
So với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, số vụ tai nạn giao thông giảm 9 vụ, giảm 9 người chết, giảm 10 người bị thương.
Trong đó, đường bộ xảy ra 114 vụ tai nạn giao thông, làm chết 67 người, bị thương 73 người (so với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 giảm 11 vụ, giảm 10 người chết; giảm 11 người bị thương).
Đường sắt xảy ra 2 tai nạn (so với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2021 tăng 1 vụ, không tăng, không giảm số người chết, tăng 1 người bị thương). Đường thủy và hàng hải không xảy ra tai nạn.
Hội thi Lái xe mô tô giỏi, an toàn do Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức thường niên góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho công nhân viên chức lao động. (Ảnh: Giang Nam) |
Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông giảm, về cơ bản là nhờ sự chuẩn bị sẵn sàng, vào cuộc thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của các cơ quan chức năng trên toàn quốc, đồng thời nhu cầu đi lại dịp Tết Nhâm Dần chưa phục hồi hoàn toàn so với những năm trước đây…
Khách quan nhìn nhận, dù đã đạt những kết quả tích cực, nhưng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta vẫn có diễn biến phức tạp, chuyển biến chưa thật bền vững.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ví dụ như hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thời tiết xấu…
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng vẫn là do lỗi chủ quan xuất phát từ ý thức tham gia giao thông và chấp hành luật giao thông của những người điều khiển phương tiện.
Minh chứng dễ thấy, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tình trạng người dân trên địa bàn Hà Nội du xuân “quên” mũ bảo hiểm vẫn diễn ra tương đối phổ biến.
Tại trục đường 21B qua huyện Ứng Hòa, không ít người chủ quan rằng dịp Tết đường vắng và lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ không kiểm tra nên không đội mũ bảo hiểm.
Có trường hợp người lớn còn chở theo cả trẻ em nhưng cũng không đội mũ bảo hiểm. Điều này không chỉ đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông, mà còn gây bức xúc với những người chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông.
Xây dựng văn hóa giao thông
Để chấn chỉnh các vi phạm, mới đây Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt của Chính phủ chính thức có hiệu lực.
Đây là hành lang pháp lý tăng cường có ý nghĩa quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Với Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nhiều hành vi vi phạm giao thông bị tăng nặng chế tài xử phạt hơn rất nhiều so với quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP trước đó.
Chẳng hạn, các hành vi không đội mũ bảo hiểm, lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn hay không mang theo các loại giấy tờ xe… là những lỗi giao thông phổ biến người điều khiển xe máy dễ mắc phải khi lái xe chơi Tết thì nay sẽ bị xử lý hành chính rất nặng.
Ví dụ, trước đây, lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cũng như chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thường bị xử phạt hành chính từ 200.000 - 300.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông và chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 - 600.000 đồng, tức là tăng gấp đôi so với trước đây.
Tham gia giao thông ngày Tết nhưng không đội mũ bảo hiểm tại trục đường 21B, đoạn qua huyện Ứng Hòa. (Ảnh: Giang Nam) |
Đó là với hành lang pháp lý để xử lý vi phạm, trở lại câu chuyện giảm nỗi lo tai nạn giao thông dịp Tết, theo Nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông, chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó, yếu tố con người là cốt lõi.
“Những nạn nhân tử vong do tai nạn để lại bao nỗi đau khôn xiết cho gia đình, người thân. Còn người bị thương ở lại thì tàn tật suốt đời và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đó là những tổn thất không gì đo đếm được”, nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, ông Tạ Đức Giang - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, nhận định, Hà Nội là đô thị đông dân cư với mật độ dân số lớn tại các địa phương trung tâm. Bởi vậy, nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ là hết sức cần thiết.
Ông Tạ Đức Giang chia sẻ, có rất nhiều giải pháp giúp đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, điều trước tiên là cần làm tốt các chính sách pháp luật và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tính chất then chốt.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mỗi người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, chấp hành nghiêm quy định 5K. Khi tham gia giao thông thì mỗi người cần tuân thủ quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông…
Ông Tạ Đức Giang nhấn mạnh, khi mỗi người trở thành một tấm gương trong chấp hành giao thông và gìn giữ văn hóa giao thông sẽ nhân lên thành một xã hội giao thông văn minh, an toàn và thân thiện.
Rõ ràng, xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông.
Hơn hết, bản thân mỗi người cần xác định xây dựng văn hóa giao thông chỉ đơn giản là tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người khi tham gia giao thông.
Văn hóa khi tham gia giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác các quy định pháp luật về giao thông, trong đó có Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động, như vượt đèn đỏ, dừng, đỗ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi liên tục, bật đèn pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15