Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ

(LĐTĐ) Với quyết tâm lập lại trật tự an toàn giao thông, thời gian qua các ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động ra quân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Việc “mạnh tay” với vi phạm đã góp phần tạo chuyển biến về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Tuy nhiên, quanh vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý vi phạm là cần nhưng chưa đủ.
Ngày hội 4s – Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông

Muôn hình vạn trạng vi phạm

Những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố đã tập trung xử lý nghiêm tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy và các chất kích thích khác... Đồng thời, xử lý nghiêm người đi mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, các trường hợp đi xe máy vào các tuyến đường cấm.

2642 img 4239
Xây dựng văn hóa giao thông từ ngay ở hành động nhỏ như đi đúng làn đường, phần đường, chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Ảnh: Giang Nam

Nhờ đó, sau thời gian ra quân, ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của nhiều lái xe đã có chuyển biến tích cực. Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giảm khoảng 50% so với cùng thời gian trước đó; không xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, góp phần bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Đây là kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, dường như việc chấp hành Luật Giao thông chỉ hiệu quả khi cơ quan chức năng “mạnh tay” xử lý. Nói cách khác, nền nếp chấp hành Luật đã có, đã được hình thành song vẫn còn một bộ phận người dân thiếu tuân thủ khi vắng bóng các lực lượng chức năng.

Dễ thấy, trên nhiều trục giao thông của Thủ đô, vào thời điểm tan tầm, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy lại ào ào đổ ra đường. Diện tích mặt đường có hạn, dẫn đến nhiều xe máy đi lên vỉa hè – không gian chỉ dành riêng cho người đi bộ. Đặc biệt, ít ngày qua khi Hà Nội bước vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng trên nhiều tuyến phố Thủ đô, người ta có thể dễ dàng bắt gặp nhan nhản các hành vi vi phạm giao thông để… tránh nắng. Có thể kể đến như: vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, dừng đỗ chờ tín hiệu đèn giao thông không đúng nơi quy định...

Đó là những vi phạm vào ban ngày, đến tối, vi phạm về không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông lại chiếm tỷ lệ cao. Dạo quanh một lượt các tuyến phố Cầu Giấy, Hoàng Hoa Thám, Phố Huế, Quang Trung, đường 21B… vào các buổi tối, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người điều khiển, ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Đối tượng chủ yếu là thanh niên, với lí do… nóng nên không đội mũ bảo hiểm.

Tạo dựng ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông

Thực tế hiện nay, vấn đề xây dựng văn hóa giao thông luôn được nhắc đến trong các mục tiêu hành động. Vì nếu xây dựng được văn hóa giao thông trong toàn cộng đồng, môi trường giao thông sẽ thông thoáng, tích cực hơn, các hành vi vi phạm, chen lấn, phóng nhanh vượt ẩu, các trường hợp đi ngược chiều, chạy quá tốc độ sẽ không còn xảy ra, từ đó tai nạn giao thông được kéo giảm.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, “văn hoá giao thông” là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều, nhưng nội hàm ý nghĩa của cụm từ này mỗi trường hợp lại khác nhau.

Tuy nhiên, văn hoá giao thông tựu chung lại là quá trình người dân tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Văn hoá giao thông cũng bao gồm nhiều yếu tố như quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng... Trong đó, ứng xử có văn hoá giao thông nghĩa là thực hiện đúng pháp luật trong quá trình tham gia giao thông. Nếu không có các quy định pháp luật hướng dẫn hành vi của người điều khiển giao thông thì mỗi người sẽ có hành vi theo cảm xúc cá nhân.

“Muốn xây dựng văn hoá giao thông thì phải hoàn thiện được quy định pháp luật, quy tắc ứng xử trong các tình huống. Tuy nhiên, có những vấn đề mà pháp luật định hướng được, nhưng cũng có những vấn đề mà quy định pháp luật không định hướng được như văn hoá cảm ơn, thái độ vội vàng khi tham gia giao thông, hành vi nhường nhịn người khác, văn hoá xếp hàng... Những yếu tố đó nên được đưa vào khuyến cáo cho người tham gia giao thông” - ông Trần Hữu Minh bày tỏ quan điểm.

Nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức cho rằng, xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người khi tham gia giao thông. Hơn hết, quá trình xây dựng văn hóa giao thông là quá trình dài hơi và chúng ta cần phải kiên trì. Trong đó, việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, có tính thực tiễn, đi vào cuộc sống là vấn đề vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, khi xây dựng quy định pháp luật cần lấy những yếu tố cốt lõi từ người dân, mục tiêu của xã hội là đảm bảo trật tự an toàn giao thông là mục tiêu cao nhất thì chắc chắn luật sẽ đảm bảo tốt và đi vào cuộc sống.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho rằng, văn hóa giao thông được hình thành dựa trên ý thức, sự xây dựng của mỗi cá nhân lẫn cộng đồng trong quá trình tham gia giao thông. Lấy ví dụ đợt tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ vừa qua, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết chỉ sau 26 ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 357.975 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23.979 trường hợp; tạm giữ 55.111 phương tiện các loại.

Trong đó, nổi lên các hành vi vi phạm chủ yếu về tốc độ gần 30.000 trường hợp; vi phạm không đội mũ bảo hiểm hơn 64.000 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông gần 11.000 trường hợp. “Qua đợt kiểm tra này thì chúng tôi nhận thấy rằng ý thức của người dân đã được nâng lên, các trường hợp vi phạm giảm đi trông thấy. Đặc biệt, người dân rất đồng tình, ủng hộ lực lượng Cảnh sát giao thông làm cương quyết” – đại diện Cục Cảnh sát giao thông chia sẻ.

Trong thực tế, việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông không phải vấn đề quá “đao to búa lớn” mà có thể bắt đầu từ ngay ở những hành động nhỏ bé nhất như đi đúng làn đường, phần đường, đúng tốc độ quy định, không vượt đèn đỏ, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Mặt khác, những hành động đẹp thường thấy như các chiến sĩ Cảnh sát giao thông lội nước giúp dân đẩy xe qua những đoạn đường ngập, cảnh sát giao thông dọn đá trên đường, chất hàng hóa lên xe giúp một người bán hàng rong bị vấp ngã. Hoặc trên xe buýt, người trẻ tự động nhường ghế cho phụ nữ mang thai và người cao tuổi… Những việc làm tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng thể hiện được thái độ, văn hóa của chính những người hành xử mà chúng ta vẫn thường gọi là văn hóa giao thông.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động