Bảo vệ sự sống hiện tại và mai sau!
Cần chính sách khuyến khích các đơn vị giảm sử dụng sản phẩm nhựa | |
Bảo vệ môi trường và làm cho xã hội "Xanh - Sạch - Đẹp" | |
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc xóa bếp than tổ ong |
Ảnh minh họa. |
Với nước ta, khởi thủy từ ngày cha ông dựng nước, giữ nước và mở mang bờ cõi, chúng ta đã được thiên nhiên ưu ái những điều kiện lý tưởng về mặt địa lý để có không gian sống, không gian môi trường tuyệt vời. Bờ biển trải dài, các cánh rừng trùng điệp nối đuôi nhau từ Bắc vào Nam, những cánh đồng thẳng cánh cò bay…
Tuy nhiên,cùng với tốc độ tăng dân số, đô thị hóa nhanh cũng như bài toán tăng trưởng kinh tế mà thời gian qua chính chúng ta lại chính là “thủ phạm” của việc làm ô nhiễm môi sinh. Trên bình diện kinh tế, việc khai thác quá đà các loại tài nguyên dưới lòng đất không chỉ góp phần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên mà còn làm môi trường sống bị ô nhiễm; những cánh rừng nguyên sinh đã bị khai thác quá mức, thậm chí diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị teo dần…khiến “lá phối” sống ngày càng bị “teo tóp”.
Hệ quả, hàng năm thiệt hại do mưa lũ quá lớn, cân bằng của hệ sinh thái vì thế cũng giảm theo. Ở đô thị, tốc độ đô thị hóa, dân số hóa tăng quá nhanh dẫn đến ô nhiễm môi trường do khí thải, hiệu ứng nhà kính ở mức báo động. Đấy là chưa kể đến một bộ phận người dân thiếu ý thức, dẫn đến môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường, ngày 23/6/2014 Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (có hiệu lực từ 1/1/2015). Nhìn một cách tổng quan, từ khi Luật và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực, vấn đề môi trường xét trên góc độ quản lý đã được cải thiện, song trên góc độ thực tế, tình hình ô nhiễm môi trường (môi trường nước, môi trường không khí…) vẫn đang có chiều hướng xấu.
Bởi vậy, việc Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc, Ban chuyên môn của Quốc hội, từng đoàn đại biểu Quốc hội đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học…để sửa đổi toàn diện, căn bản Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường- sửa đổi) là vấn đề mang tính cấp bách có tầm chiến lược.
Tại hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội do bà Bùi Huyền Mai - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội chủ trì ngày 15/9, ngoài các ý kiến khác, một số ý kiến thống nhất cho rằng,“đề nghị bổ sung biện pháp hình sự để tăng thêm tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường”.
Xét cho cùng, Luật pháp là để quản lý Nhà nước và điều tiết các mối quan hệ xã hội, bởi thế mỗi đạo luật ra đời ngoài tính thượng tôn pháp luật, phải đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, riêng với vấn đề môi trường, Luật ra đời bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc bảo vệ môi trường sống trong lành cho hiện tại, còn phải tạo nền móng vững chắc cho tương lai.
Do đó, người dân, cử tri kỳ vọng rằng, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), nếu được Quốc hội thông qua tới đây sẽ giải quyết được mâu thuẫn nội sinh vừa phát triển kinh tế song lại vừa bảo vệ được môi trường sống trong lành. Nghĩa là các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị mọc lên thì các dòng sông sẽ không còn “bị chết”, hệ thống sông hồ sẽ được hồi sinh;
Phát triển kinh tế, phát triển du lịch, phát triển hệ sinh thái năng lượng nhưng hệ thống rừng tự nhiên phải được bảo toàn; phát triển kinh tế song phải hạn chế hóa tối đa các nguồn tài nguyên thô; Phát triển đô thị dù có hiện diện rất nhiều tòa nhà chọc trời thì ở đó vẫn phải hiện diện những gam màu xanh.
Và sâu xa hơn nữa, trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) nhất thiết phải có một chương hoặc một điều bắt buộc đưa giáo dục môi trường thành môn học chính trong nhà trường từ cấp tiểu học đến đại học. Có như thế, việc bảo vệ môi trường mới ăn sâu vào ý thức của mỗi công dân trong tương lai…
Viết đến đây, lại nhớ lần phỏng vấn cố Giáo sư Võ Quý, người được tạp chí Times phong “anh hùng châu Á” về đóng góp bảo vệ loài chim và môi sinh cách nay khoảng 12 năm, khi được hỏi: Nếu lấy kim đồng hồ chỉ 24 tiếng cho một ngày, thì vấn đề môi trường ở nước ta đang ở kim thứ mấy? Suy nghĩ hồi lâu, Giáo sư trả lời kim thứ 12! Bởi thế, hy vọng việc Quốc hội đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ “góp phần” đưa kim đồng hồ chạy ngược, chúng ta được sống trong một môi trường trong lành và an toàn!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00