Cần chính sách khuyến khích các đơn vị giảm sử dụng sản phẩm nhựa
Người dân, tiểu thương chung tay giảm rác thải nhựa | |
Người dân Hà Nội hào hứng đến chợ nhận làn, túi thân thiện môi trường | |
10 đề xuất chung tay giảm rác thải nhựa |
Nhiều kết quả tích cực
Hiện nay, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu, mỗi năm lượng rác thải được sản sinh ra đủ phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất. Ở Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi ni lông đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Kinh tế và đô thị) |
Tại Hà Nội, từ năm 2019, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng về chống rác thải nhựa, Hà Nội đã có nhiều chính sách, lộ trình thực hiện chương trình chống rác thải nhựa trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân trong việc chống rác thải nhựa như: Không dùng chai nhựa tại các công sở, giảm túi ni lông khi đi chợ, giảm bớt sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hủy rác thải nhựa...
Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, cho biết thời gian qua, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hà Nội đã ban hành các kế hoạch và những chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn. Theo đó đã đem lại kết quả trong vấn đề phòng, chống chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố.
Trong đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 về “Phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Từ đó đến nay, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp từ tháng 11/2019.
Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội và một số chuyên gia tổ chức tuyên truyền cho các hội viên hội phụ nữ thuộc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần.
Đồng thời để khuyến khích hội viên hội phụ nữ tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong hoạt động sinh hoạt thường ngày Hội đã giới thiệu túi thân thiện môi trường có thể sử dụng nhiều lần và dễ phân hủy cho hội viên hội phụ nữ thuộc các quận, huyện, thị xã.
Bên cạnh đó để không bị lãng phí tài nguyên và góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và đào tạo Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam, Công ty Cổ phần Lagom Việt Nam cùng một số đơn vị tái chế tại Việt Nam đã triển khai chương trình thu gom, phân loại, tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn Hà Nội từ năm 2019.
Đến nay, đã có 19/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia chương trình và duy trì thu gom vỏ hộp sữa tại 803 trường học. Đặc biệt, chương trình đã huy động được sự tham gia và tác động đến 30.000 giáo viên, hơn 500.000 học sinh mầm non, tiểu học.
Tổng khối lượng vỏ hộp sữa thu gom được tại các trường học tham gia chương trình đến tháng 7/2020 là 244.061kg, tương đương khoảng 25 triệu vỏ hộp. Từ đó, chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, các nhà trường tham gia chương trình cũng giảm được phí rác thải sinh hoạt hàng tháng. Lượng khí thải CO2 từ việc thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giảm hơn 2.711 tấn từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020.
Sở cũng đã phối hợp với các chuyên gia thực hiện tuyên truyền thí điểm tại 5 trường tiểu học tại Hà Nội về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần nhằm khuyến khích các em hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần, đã giới thiệu bộ ống hút inox có thể sử dụng nhiều lần tới các em học sinh.
Cần có chính sách tăng thuế với các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, mặc dù Hà Nội đã đặt nhiều kết quả trong phong trào phòng, chống rác thải nhựa, ý thức người dân đã được nâng cao… tuy nhiên, trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.
Đầu tiên, do thói quen của người dân khó thay đổi trong một thời gian ngắn; Nhà nước cần có chính sách tăng thuế với các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa, Thành phố cần có chính sách khuyến khích các đơn vị giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa. Ngoài ra, một số địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt.
Một số sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần. (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Với các doanh nghiệp, Nhà nước nên có những đánh giá tác động về phía doanh nghiệp, họ bị ảnh hưởng như thế nào khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường; bên cạnh đó, phải có sự lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng để giảm thiểu sử dụng túi ni lông.
Bên cạnh đó các chuyên gia cho rằng vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách mà Nhà nước đặt ra đối với vấn đề phòng, chống rác thải nhựa rất quan trọng.
Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách giảm chất thải nhựa, yếu tố sản xuất chiếm tới 50%. Ví dụ như lĩnh vực may và da giày có tới 90% chất thải là ni lông.
Bởi vậy, việc thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm không hề đơn giản. Đối với sản phẩm nhập khẩu, để thay thế phần đóng gói, bao bì, vận chuyển cần có sự trợ giúp từ chính sách cho việc thay đổi công nghệ.
Đối với cơ quan quản lý, cần cho phép doanh nghiệp đổi mới bao bì khi vay ngân hàng không lãi suất, siêu thị dùng túi thân thiện môi trường được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hành động phù hợp với việc hỗ trợ công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển.
“Tôi cũng có đề xuất các đơn vị kinh doanh ăn uống không được sử dụng đồ nhựa dùng một lần, cần phạt nặng nếu để diễn ra tình trạng này. Có thể sử dụng cốc, túi bằng giấy, doanh nghiệp nào sử dụng có thể được ưu đãi về thuế để bù cho sản phẩm này so với nhựa.
Bên cạnh đó cũng cần giám sát hàng hóa nhập khẩu, không cho phép các sản phẩm có sử dụng túi ni lông. Đây cũng là hành động cần thiết để hạn chế chất thải nhựa”, bà Ngân đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50