Băn khoăn 6 tác phẩm bắt buộc trong môn ngữ văn mới

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại có quy định tác phẩm bắt buộc? Dựa vào đâu và vì sao lại chỉ chọn sáu tác phẩm này?
ban khoan 6 tac pham bat buoc trong mon ngu van moi Chương trình giáo dục mới: Bỏ kiến thức thừa, xóa nội dung lắt léo
ban khoan 6 tac pham bat buoc trong mon ngu van moi Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
ban khoan 6 tac pham bat buoc trong mon ngu van moi Sẽ có bộ sách giáo khoa VNEN theo chương trình giáo dục mới

Dự thảo chương trình ngữ văn mới có những điểm khác biệt so với chương trình hiện hành. Một trong những điểm khác biệt ấy là chương trình chỉ quy định học bắt buộc đối với sáu tác phẩm có vị trí đặc biệt. Sáu tác phẩm bắt buộc là Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Tất cả văn bản còn lại, trong đó có nhiều tác phẩm trước đây từng có trong chương trình-SGK sẽ được đưa vào phụ lục để các tác giả SGK và giáo viên tham khảo hình dung ra về thể loại, đề tài, độ khó, sự phù hợp về tâm lý lứa tuổi… Từ đó chủ động lựa chọn văn bản cho SGK và việc dạy học để hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc với nhiều ngữ liệu đa dạng khác nhau; từ đọc có hướng dẫn trên lớp đến đọc mở rộng và tự đọc, tự học suốt đời.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại có quy định tác phẩm bắt buộc? Dựa vào đâu và vì sao lại chỉ chọn sáu tác phẩm này?

Bắt buộc nhưng không phải là duy nhất

PGS Đỗ Ngọc Thống, chủ biên chương trình môn ngữ văn, đã có những lý giải cụ thể như sau:

Quy định học bắt buộc sáu tác phẩm này không có nghĩa là toàn bộ chương trình chỉ dạy sáu tác phẩm đó và cũng không phải là tất cả tác phẩm khác (không bắt buộc) chỉ là tác phẩm đọc thêm. Sở dĩ có quy định bắt buộc một số tác phẩm vì xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới chương trình theo định hướng phát triển năng lực; một mặt cần thiết kế một chương trình mở, để vận dụng linh hoạt, mềm dẻo; mặt khác cần phải trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản, cốt lõi của học vấn phổ thông.

Như thế cần dạy cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em dần dần có thể tự đọc và học suốt đời; chứ không chỉ chú ý dạy vào một số tác phẩm cụ thể, học tác phẩm nào chỉ biết tác phẩm ấy. Cũng vì vậy, cần thiết kế chương trình theo hướng dạy cho học sinh cách đọc các thể loại văn học và các kiểu loại văn bản khác (văn bản thông tin và văn bản nghị luận). Thông qua các tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn học ấy mà hình thành cách đọc. Đấy chính là lý do chương trình được thiết kế theo hướng lựa chọn các thể loại lớn (thơ, truyện, ký, kịch) chứ không theo trục lịch sử văn học như trước đây. Cụ thể hơn, cần thiết kế chương trình theo hướng mở, lấy tiêu chí là các thể loại văn học, từ đó lựa chọn một số văn bản, tác phẩm tiêu biểu để dạy và học.

ban khoan 6 tac pham bat buoc trong mon ngu van moi
Nhiều ý kiến băn khoăn về dự thảo chương trình môn ngữ văn mới.

Giải pháp mới được xác định là bên cạnh việc chỉ gợi ý một số văn bản tiêu biểu cho các thể loại văn học, dành quyền chủ động, sáng tạo cho các tác giả SGK và giáo viên thì cần quy định một số tác phẩm bắt buộc; coi đó là một trong những yêu cầu của kiến thức cơ bản, cốt lõi mà học sinh tốt nghiệp phổ thông phải có. Giải pháp này cũng được chương trình nhiều nước phát triển áp dụng. Một số chương trình môn học này ở những nước dùng tiếng Anh yêu cầu bắt buộc phải học một vài vở kịch của Shakespeare là vì thế.

Có thể thấy điểm chung xuyên suốt của sáu tác phẩm bắt buộc là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tính nhân văn. Đó cũng là những áng văn tiêu biểu cho hình thức các thể loại, mang nhiều giá trị đặc sắc của lịch sử văn học dân tộc; tư tưởng của các tác phẩm này vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và hiện vẫn truyền được cảm hứng cho giới trẻ.

Có người băn khoăn trong sáu tác phẩm ấy thì phần lớn đã thuộc về đề tài yêu nước và mang cảm hứng sử thi… “Vậy học sinh tìm đâu cái đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa đoan đa diện của cuộc sống nhân sinh thế sự, tìm đâu con người cá nhân với cả vẻ đẹp, góc tối khuất và những nỗi đau?”. Chúng tôi thấy nếu chương trình chỉ học mỗi sáu tác phẩm này thì đúng đây là một điểm cần băn khoăn. Nhưng như đã nói với hơn 4.000 giờ ngữ văn, SGK và giáo viên sẽ phải giới thiệu thêm rất nhiều văn bản, gấp rất nhiều lần sáu tác phẩm này, vì thế không thiếu những tác phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu đời thường ấy, cái yêu cầu mà chỉ có ở văn học Việt Nam sau năm 1986. Ngoài ra cần khẳng định cảm hứng yêu nước là cảm hứng chủ đạo, đáng được đề cao.

“Tất nhiên đây cũng chỉ mới là dự thảo. Chương trình còn đăng tải, xin ý kiến của công luận và sau đó phải được Hội đồng thẩm định quốc gia xem xét, chấp nhận thì mới được bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chính thức để thực hiện. Về các tác phẩm bắt buộc, chúng tôi rất mong bạn đọc suy nghĩ, góp ý, đề xuất thêm bớt các tác phẩm cụ thể cùng với lý do có sức thuyết phục để giúp ban soạn thảo hoàn thiện được chương trình ngữ văn trong thời gian tới” - PGS Đỗ Ngọc Thống đề nghị.

Sáu tác phẩm bắt buộc vừa thừa vừa thiếu!

Trao đổi, góp ý trên Bigschool.vn, cô giáo Phan Thanh Vân, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An, chia sẻ cô tán thành với định hướng cấu trúc chương trình môn ngữ văn mới gồm hai phần: Bắt buộc và tự chọn. Điều này giúp cho giáo viên có cơ hội lựa chọn những tác phẩm mình tâm đắc để dạy. Tuy nhiên, bất cập dễ nhận thấy là tính chất không đồng đều về năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, quan điểm dạy học... của giáo viên ở các vùng miền khác nhau sẽ dẫn đến chất lượng dạy học không đồng đều và không đạt được mục đích của môn học như định hướng đã nêu trong dự thảo. “Việc lựa chọn sáu tác phẩm bắt buộc trong chương trình môn ngữ văn THPT cần được xem xét dựa trên tiêu chí phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh và theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới. Điều mà nhiều giáo viên chúng tôi băn khoăn ở đây là ban dự thảo chương trình dựa vào cơ sở khoa học nào để lựa chọn sáu tác phẩm BẮT BUỘC mà không phải là năm, bảy hay 10 tác phẩm? Việc lựa chọn sáu văn bản bắt buộc vừa thừa lại vừa thiếu: Có đến 5/6 văn bản thuộc cảm hứng yêu nước, chỉ một văn bản mang cảm hứng nhân đạo; trong sáu văn bản có tới ba văn bản thuộc thể văn chính luận, trong đó có năm văn bản viết theo thi pháp truyền thống; cả sáu văn bản đều thuộc giai đoạn từ thế kỷ X đến năm 1945. Như vậy, phần tác phẩm bắt buộc thiếu hẳn mảng văn học hiện đại và cảm hứng thế sự đời tư.

Về phương diện thể loại, những tác phẩm thuộc thể loại văn học hiện đại như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự do, chính kịch không có trong chương trình bắt buộc” - cô Vân nhận xét.

Nhận xét về chương trình ngữ văn mới, TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên ngữ văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) cũng chia sẻ đó là hướng đi mới, khắc phục được tình trạng học vẹt, học theo văn mẫu, chú trọng phát triển kỹ năng đọc, viết, nói và nghe, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng tạo lập, thực hành, vận dụng văn bản. “Quan sát sáu tác phẩm bắt buộc trong dự thảo chương trình ngữ văn mới, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối?... Trừ Truyện Kiều, năm tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Yếu tố thời đại cũng đặt ra khi ngoại trừ Tuyên ngôn độc lập năm 1945, còn tất cả đều thuộc văn học Trung đại. Đành rằng còn rất nhiều tác phẩm đưa vào chương trình tự chọn, tuy nhiên nên chăng phác họa gương mặt tinh thần của dân tộc đầy đặn hơn ngay trong những nét khái lược nhất của các tác phẩm bắt buộc?” - TS Tuyết nhận xét thêm.

Theo một số giáo viên ngữ văn trung học, việc đưa sáu tác phẩm văn học vào chương trình ngữ văn mới như đã dự kiến là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong sáu tác phẩm thì chỉ có Tuyên ngôn độc lập là thuộc thời hiện đại còn lại là Trung đại. Do đó, ngoài khích lệ truyền thống yêu nước, chương trình SGK cần đến những cái nhìn đa diện và gần gũi với hiện thực cuộc sống.

Theo T.N/Pháp luật Tp HCM

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

(LĐTĐ) Mùa hè năm nay thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”.
Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.

Tin khác

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

(LĐTĐ) Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.
202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

(LĐTĐ) Ngày 21/4, tại Trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa, Hà Nội), 202 thí sinh đã tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2023-2024. Đây là những thí sinh đã vượt qua hơn 1.000 thí sinh đến từ 490 trường tiểu học trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động