Chương trình giáo dục mới: Bỏ kiến thức thừa, xóa nội dung lắt léo
Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới | |
Sẽ có bộ sách giáo khoa VNEN theo chương trình giáo dục mới |
Nhiều biện pháp giảm tải trong chương trình mới
Thông tin với báo chí, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương trình mới gồm 21 môn học và hoạt động giáo dục.
(Ảnh minh họa: TTXVN) |
Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục được công bố lần này là cụ thể hóa của chương trình giáo dục tổng thể đã được Bộ công bố năm 2017.
Chương trình được xây dựng trên cơ sở hướng đến hình thành phẩm chất, năng lực người học. Vì thế, ở tất cả các môn học đều, ban soạn thảo đều phải xác định được năng lực chuyên môn của môn học, phân giải năng lực đó, từ đó xác định nội dung cần dạy.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chương trình mới có giảm tải cho người học hay không, trong khi chương trình hiện tại được coi là rất nặng kiến thức hàn lâm, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết có rất nhiều cách giảm tải được thực hiện trong chương trình mới.
Đó là việc giảm các nội dung kiến thức không cần thiết. Ví dụ, ở môn Toán, chương trình mới sẽ không còn những bài toán lắt léo đánh đố học sinh, lược bỏ những kiến thức không thiết thực thực như tứ giác nội tiếp, số phức...
Không chỉ là giảm bớt cơ học nội dung, ông Thuyết cho rằng việc tổ chức lại nội dung của chương trình mới cũng là cách để giảm tải.
Ví dụ, ở môn Lịch sử, chương trình hiện tại đang được tổ chức theo lối vòng tròn đồng tâm giữa các cấp học dẫn đến hiện tượng trùng lặp. Ở chương trình mới, môn Lịch sử sẽ có cách tổ chức khác nhau giữa các cấp học. Cụ thể, bậc tiểu học chủ yếu dạy ký ức lịch sử qua các câu chuyện lịch sử. Bậc trung học cơ sở dạy thông sử. Bậc trung học cơ sở dạy sử theo các chủ đề.
Cách giảm tải thứ ba là học tích hợp. Ví dụ, thay vì học ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thì ở bậc trung học cơ sở sẽ xây dựng môn mới là môn Khoa học Tự nhiên.
“Cách giảm tải nữa là thay đổi phương pháp đào tạo. Dạy học gắn với thực hành và vận động. Điều đó cũng giúp học sinh giảm tải,” giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói.
Trong chương trình mới, phạm vi lớp học có thể mở ra ngoài khuôn viên nhà trường với những hoạt động trải nghiệm thực tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Có thể ban hành chính thức vào tháng Tư
Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, dự thảo chương trình môn học sẽ được công bố để lấy ý kiến đóng góp của công luận trong hai tháng.
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến nhân dân để hoàn thiện chương trình. Việc tiếp thu và điều chỉnh được thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến. Sau hai tháng, ban soạn thảo sẽ tổng hợp lại các đóng góp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo những ý kiến có thể tiếp thu cũng như giải trình những ý kiến không tiếp thu.
Dự thảo sau khi hoàn thiện sẽ được báo cáo các hội đồng thẩm định. Mỗi môn học đều có hội đồng thẩm định riêng, tiếp đó là trình hội đồng quốc gia thẩm định.
Sau khi hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, chương trình sẽ được ban hành chính thức.
“Chúng tôi hy vọng có thể ban hành chính thức chương trình môn học vào tháng Tư,” ông Thuyết nói.
Cũng theo vị Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, sau khi có chương trình môn học, ban chỉ đạo chương trình còn rất nhiều việc phải làm như biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho người viết sách giáo khoa, người thẩm định sách giáo khoa, cán bộ quản lý, giáo viên.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng tuần tự trong từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp đầu cấp trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của trung học phổ thông.
Theo Phạm Mai/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58